xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tới lễ hội, học làm người

A.Q

Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tôi dành nhiều thời gian đi chùa niệm Phật, đồng thời để tịnh tâm.

Tại một vài nơi, tôi vô tình nghe người ta cầu ước đủ điều, từ sức khỏe dồi dào đến công thành danh toại, tài lộc tràn đầy. Có người đưa cả mâm cỗ mặn thịnh soạn đến, định biện ra chỗ Phật điện, khi mới tới thiền môn đã bị nhắc nhở, ngăn lại. Không ít người nhét tiền vào tay tượng Phật, trông rất thô tục và phản cảm.

Giáo lý nhà Phật dạy chúng sinh tránh xa lòng tham, không mê đắm vật chất, ngược lại phải hướng thiện, hành thiện. Phật không ban phát tài lộc hay bất cứ của cải vật chất gì mà người phàm mong cầu, ngoài việc giác ngộ con người về sự từ bi, hiểu rõ quy luật cuộc đời để mà tăng tích đức, tránh tạo nghiệp. Giá trị tâm linh rất rõ ràng và tốt đẹp như thế, làm gì có chuyện "buôn thánh, bán thần" ở chùa chiền hay các đình, đền hoặc lễ hội. Thế nhưng được mấy ai tri ngộ đúng và đủ điều này?!

Các lễ hội đã nô nức từ ngay sau Tết Quý Mão, đặc biệt rầm rộ từ mùng 10 tháng giêng trở đi bằng lễ hội xuân Yên Tử (Quảng Ninh) và tiếp đó là lễ hội khai ấn Đền Trần - Nam Định (từ 11 đến 16 tháng giêng); cùng hàng loạt lễ hội lớn nhỏ khác, phần lớn ở các tỉnh phía Bắc.

Riêng lễ hội xuân Yên Tử kéo dài suốt 3 tháng đầu năm. Ban Tổ chức ước tính sẽ có hơn 1 triệu Phật tử, người dân và du khách du lịch về Yên Tử trong thời gian diễn ra lễ hội năm nay. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng dự báo sau 2 năm bị "kìm nén" do dịch COVID-19, năm 2023 lượng người trẩy hội, du xuân sẽ tăng đột biến.

Trước tình hình đó, Cục Văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã có Công văn số 1240/VHCS-NSVH gửi các tỉnh, thành đề nghị các sở quản lý văn hóa chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính; kiên quyết không để diễn ra hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, biến tướng trong dâng sao giải hạn, phát ấn…

Thực tế thì năm nào cơ quan quản lý trung ương và chính quyền các địa phương cũng có chỉ đạo về tổ chức lễ hội văn minh, lành mạnh nhưng tình trạng tiêu cực, phản văn hóa vẫn diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các Ban Tổ chức lễ hội không làm tốt vai trò, thậm chí tiếp tay hoặc làm ngơ cho các hoạt động sai trái; ngoài ra còn do không ít người tham gia lễ hội thiếu hiểu biết, nhận thức kém nên có hành vi sai lệch.

Chung quy vẫn là do con người, nói cụ thể hơn là vì lòng tham mà ra, làm méo mó ý nghĩa tốt đẹp vốn có của lễ hội. Trong khi đó, mục đích của các lễ hội ngoài việc duy trì nếp văn hóa, học và hiểu về truyền thống, gắn kết cộng đồng, kính ngưỡng tổ tiên, tri ân công đức tiền nhân… còn giúp cho con người lắng lòng, sửa mình, gieo mầm thiện, sống trách nhiệm. Nói rằng dự lễ hội là để học làm người cũng không sai! Niềm vui và sự thiêng liêng từ các lễ hội chính là suối nguồn nuôi dưỡng, vun bồi nhân cách cho con người đến với lễ hội, tạo cho họ động lực tích cực để vươn lên trong cuộc sống...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo