xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôn giáo luôn đồng hành với đất nước

HOÀI DƯƠNG

Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2022), sáng 30-8, tại TP HCM, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

"Tốt đời, đẹp đạo"

Cùng dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu; lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành trung ương và thành phố; chức sắc, chức việc, lãnh đạo 43 tổ chức tôn giáo trong nước.

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết cả nước hiện có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung định hướng là sống "tốt đời, đẹp đạo"; luôn gắn bó, đồng hành với sự phát triển của dân tộc. Thông qua giáo lý, các tôn giáo khuyên răn con người sống hướng thiện, vị tha, bác ái với những giá trị đạo đức sâu sắc, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người.

Theo báo cáo, nhiều khu dân cư có số lượng lớn đồng bào tôn giáo đã trở thành điểm sáng về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Nhiều chức sắc, tín đồ tôn giáo là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, doanh nhân thành đạt, có nhiều đóng góp cho đất nước, địa phương, cộng đồng và các tôn giáo. "Hơn 26 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm 27% dân số Việt Nam là nguồn nhân lực quan trọng có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước" - báo cáo nêu rõ.

Trong 2 năm 2020-2021, khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu và tại Việt Nam, các tổ chức tôn giáo đã thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao với đất nước, nhân dân bằng những nghĩa cử cao đẹp, nhiều đóng góp to lớn về con người, vật chất và tinh thần, góp phần cùng chính quyền, nhân dân cả nước sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh và ổn định lao động, sản xuất.

Phát biểu tại hội nghị, các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, trong đó có chính sách về tôn giáo. Các tôn giáo sẽ tiếp tục hành động, tích cực thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc 5 châu.

Tôn giáo luôn đồng hành với đất nước - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáoẢnh: TTXVN

Là bộ phận máu thịt của khối đại đoàn kết dân tộc

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ XHCN; nhà nước pháp quyền XHCN; nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của sự phát triển, trong đó đồng bào các tôn giáo là một phần của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và những giá trị nhân văn, nhân ái chung của các tôn giáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh lời dạy đó đến nay còn nguyên giá trị, tạo nên truyền thống, bản sắc, sức mạnh, nguồn lực đất nước. Thủ tướng khẳng định đồng bào có đạo là bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc, nhân dân. Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo; mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng nhưng đều hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.

Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước luôn nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, nhiều chức sắc các tôn giáo đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ. Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa I đến nay, gần 60 chức sắc, chức việc tiêu biểu của các tôn giáo đã được bầu vào Quốc hội và hàng ngàn chức sắc tôn giáo tham gia đại biểu HĐND các cấp. Trong tiến trình đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc, hàng chục ngàn chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo đã tham gia các đoàn thể, tổ chức xã hội và có nhiều đóng góp quan trọng...

"Tôn giáo luôn đồng hành với dân tộc, đất nước trong khó khăn, thách thức cũng như trong lúc thuận lợi. Đất nước có phong trào gì, các tôn giáo hưởng ứng và đóng góp tích cực vào phong trào đó. Đất nước có khó khăn thách thức gì, các tôn giáo đồng hành với đất nước vượt qua khó khăn, thách thức đó. Đất nước có cơ hội, thời cơ gì, các tôn giáo tham gia thúc đẩy mạnh mẽ để góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc" - người đứng đầu Chính phủ bày tỏ.

Nhìn nhận những thành quả mà đất nước đạt được là nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự tham gia tích cực, đóng góp đầy ý nghĩa của đồng bào tôn giáo, thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương các tôn giáo ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng đề nghị các tổ chức tôn giáo duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành với dân tộc; đoàn kết tôn giáo; phát huy nguồn lực, thế mạnh trong xây dựng và phát triển đất nước... 

Phản bác các luận điệu xuyên tạc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo; huy động, phát huy mọi nguồn lực của tôn giáo trong xây dựng, phát triển đất nước. Tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam; xử lý những biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết.

Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo; đối thoại, lắng nghe, tạo sự gần gũi, chân thành, tin tưởng của chức sắc, tín đồ tôn giáo; quan tâm xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị chính đáng của các tổ chức tôn giáo...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo