xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM hiện thực hóa khát vọng

Bài và ảnh: PHAN ANH

9 nghị quyết hiện thực hóa Nghị quyết 98 cùng hàng loạt nghị quyết về công trình cấp bách, dự án trọng điểm của HĐND TP HCM được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực để thành phố phát triển nhanh, bền vững

Ngày 19-9, HĐND TP HCM khóa X đã tổ chức kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề) thông qua hàng loạt quyết sách quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên dự kỳ họp.

Thúc đẩy phát triển bền vững

Kỳ họp lần này đã hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội khi thông qua 9 nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý để TP HCM giải quyết các vấn đề, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Những nghị quyết trên tác động đến bộ máy, kinh tế - xã hội thành phố, như Nghị quyết về Đề án cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn theo quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn. Theo đó, thành phố sẽ tăng thêm 52 phó chủ tịch, 323 công chức và 1.809 người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn.

Cùng với đó là Nghị quyết chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 98/2023. Chính sách này được thực hiện từ ngày 1-8-2023 đến hết thời gian thí điểm của Nghị quyết 98. Lần này, thành phố mở rộng 4 nhóm đối tượng hưởng thu nhập tăng thêm: Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động do cơ quan, tổ chức, đơn vị…; người được tuyển dụng vào làm việc theo chỉ tiêu biên chế được giao trong các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn và công chức đang làm việc tại các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố. Mức chi thu nhập tăng thêm tối đa là 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ và chi thu nhập tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Bùi Xuân Cường chia sẻ: Chính sách chi thu nhập tăng thêm nhằm tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; củng cố và nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực; góp phần giảm tình trạng thiếu hụt nhân lực trong thời gian vừa qua.

TP HCM hiện thực hóa khát vọng - Ảnh 1.

Các đại biểu HĐND TP HCM khóa X biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp 11

Thu phí sử dụng vỉa hè từ ngày 1-1-2024

Ngoài 9 nghị quyết liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 98, HĐND TP HCM cũng thông qua 8 nghị quyết tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề an sinh - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - y tế - giáo dục, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Trong đó, đáng chú ý là Nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. Theo đó, TP HCM chính thức thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè từ ngày 1-1-2024. Việc thu phí được chia thành 5 khu vực, với mức phí cho các hoạt động buôn bán, kinh doanh… (trừ hoạt động đỗ xe và trông giữ xe) từ 20.000-100.000 đồng/m2/tháng; hoạt động trông giữ xe từ 50.000-350.000 đồng/m2/tháng.

HĐND thành phố cũng thông qua 87 nghị quyết về những công trình cấp bách, dự án trọng điểm nhóm A, B góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; 3 nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024. Có thể kể đến chủ trương đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 3 bệnh viện cửa ngõ thành phố, với tổng số vốn hơn 4.300 tỉ đồng. HĐND thành phố đồng ý chi hơn 9.300 tỉ đồng làm 3,5 km đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp). Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2023 đến 2027.

Linh hoạt, quyết liệt

Phát biểu bế mạc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP HCM, nhấn mạnh các đại biểu HĐND thành phố đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tập trung trí tuệ, giải quyết khối lượng công việc lớn, quan trọng với sự đồng thuận, nhất trí cao.

Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố, các cấp, các ngành, tiếp tục tập trung triển khai toàn diện, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác năm; rà soát các chi tiêu còn đạt thấp, khó đạt để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Lệ cũng cho biết ngay sau kỳ họp này, HĐND thành phố tổng hợp đầy đủ các kiến nghị của đại biểu về những bất cập từ thực tiễn hoạt động của HĐND trong công tác giám sát, nhất là trong điều kiện thành phố thực hiện chính quyền đô thị. Đây là cơ sở để HĐND thành phố đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND. Song song đó, HĐND sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp lãnh đạo thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND TP HCM trong điều kiện thực hiện chính quyền đô thị, nhiệm kỳ 2021-2026". 

Tăng tốc "con tàu mang số 98"

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh kỳ họp HĐND TP HCM khóa X lần thứ 11 (kỳ họp chuyên đề) có lượng công việc lớn chưa từng có của HĐND thành phố, khi xem xét và thông qua các tờ trình liên quan đến hàng trăm dự án, đề án, trong đó nội dung liên quan đến Nghị quyết 98/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố là bao trùm.

Sau gần 3 tháng Nghị quyết 98 được Quốc hội thông qua, công tác chuẩn bị từ Chính phủ đến địa phương đã được làm khẩn trương. Ngay khi Chủ tịch Quốc hội ký ban hành nghị quyết, Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện, chuẩn bị nội dung, quy chế, quy trình công tác. Đây là việc làm chưa từng có. TP HCM cũng chuẩn bị mọi phần việc từ sớm để bắt tay thực hiện.

3-nen

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại kỳ họp

Việc triển khai Nghị quyết 98 như khởi hành một chuyến tàu. Thời gian qua chuyến đầu chỉ mới khởi động nhưng từ thời điểm này phải tăng tốc. Kỳ họp HĐND TP HCM lần này là "chất đầy hàng cho chuyến tàu" khi các đại biểu xem xét thông qua hơn một trăm tờ trình, hàng loạt dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chúng ta vẫn ở trên con tàu cũ, tổ lái và nhân viên cũ nhưng tâm thế, khí thế mới, phương pháp làm việc mới. Bởi con tàu mang số 98 đã được trang bị thêm hộp số mới, động cơ mới, đường ray cũng thông thoáng hơn trước.

Nghị quyết 98 mở ra thông thoáng hơn, tháo gỡ vướng mắc hơn, không gian rộng hơn, TP HCM phải hành động quyết liệt hơn, mang lại hiệu quả hơn trước yêu cầu mới ngày càng cao. Do đó, các cơ quan đơn vị, địa phương chủ động mở rộng không gian, mở rộng các hoạt động trên tinh thần năng động sáng tạo, hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp không chỉ của thành phố mà cho cả vùng. Lần này, lo cho TP HCM là lo cho vùng, lo cho miền và thậm chí làm thí điểm để rút kinh nghiệm cho cả nước. Với tinh thần đó, tầm nhìn đó, tư thế đó, TP HCM mạnh dạn sáng tạo, đổi mới phục vụ người dân trong vùng tốt hơn.

9 nghị quyết hiện thực hóa Nghị quyết 98

- Nghị quyết về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm TP HCM. Như vậy, TP HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước có Sở An toàn thực phẩm. Sở này hoạt động chính thức từ ngày 1-1-2024.

- Nghị quyết quy định trình tự, thủ tục chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có quy mô dưới 500 ha để thực hiện dự án trên địa bàn.

- Nghị quyết về quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, thể thao và văn hóa.

- Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức.

- Nghị quyết về cơ cấu tổ chức bộ máy của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức.

- Nghị quyết về Đề án cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn theo quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn.

- Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Nghị quyết chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 98/2023.

- Nghị quyết ban hành danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), gồm 5 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 37.000 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo