Cụ thể, toàn bộ quá trình thu phí sẽ không dùng tiền mặt, thanh toán qua hệ thống điện tử 24/7 của các ngân hàng thương mại hoặc các ví điện tử và triển khai thu phí tại 26 cảng biển trên địa bàn TP HCM như cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước…
Hiện nay cảng vụ đường thủy nội địa đã tổ chức tuyên truyền cho doanh nghiệp, người dân nắm rõ thông qua các cẩm nang để hướng dẫn thực hiện, mục đích cũng như hiệu quả thu phí…
Việc cần thiết hiện nay là sớm hoàn tất đầu tư 6 dự án quan trọng góp phần giảm ùn tắc các tuyến đường dẫn vào cảng với tổng mức đầu tư 27.000 tỉ đồng, bao gồm: dự án nút giao Mỹ Thủy (TP Thủ Đức) đang triển khai; 2 dự án khép kín đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội và đoạn 2 từ ngã tư Bình Thái đến Phạm Văn Đồng); dự án mở rộng đường Võ Chí Công; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh; xây dựng đường liên cảng Cát Lái- Phú Hữu; Xây mới cầu Thủ Thiêm 4.
Từ 1-7 này TP HCM sẽ chính thức thu phí cảng biển
Theo Sở GTVT TP HCM, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách có hạn, các dự án PPP chưa thu hút nhà đầu tư thì việc có thêm nguồn thu phí để tái đầu tư các dự án hạ tầng rất cần thiết. Số tiền thu phí dùng để đầu tư vả bảo trì cho các tuyến đường kết nối vào cảng biển TP HCM, giúp giảm ùn tắc, giảm tình trạng quá tải các tuyến ra vào cảng biển gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống cảng biển. Ngoài ra giúp DN rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí logistic, tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.
Đề án thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn TP được HĐND TP có nghị quyết thông qua và UBND TP có kế hoạch triển khai từ ngày 1-7-2021. Dự kiến khi triển khai thu phí, ước tính mỗi năm sẽ đóng góp thêm cho TP khoảng 3.000 tỉ đồng.
Bình luận (0)