xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế (*): Những hiến kế tâm huyết

Trường Hoàng - Phan Anh

Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, chuyên gia... đã chia sẻ những điều tâm huyết về việc phát triển TP HCM, đồng thời mong muốn nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 được Quốc hội sớm thông qua để thành phố lập tức triển khai

Việc triển khai Nghị quyết 54/QH/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM đã mang tới nhiều kết quả tốt, song vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhìn rõ điều này, nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 được kỳ vọng như chìa khóa mở ra giai đoạn phát triển mới toàn diện hơn cho TP HCM.

Rút ra bài học để phát triển

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân - đại biểu Quốc hội, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM - cho biết có nhiều bài học rút ra trong triển khai Nghị quyết 54/QH/2017 của Quốc hội. Trong đó, khi thực hiện nghị quyết này, 1/2 số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dự án nhóm A được chấp thuận triển khai nhưng phải dừng vì thiếu vốn. Do vậy, phải chuẩn bị kỹ, đồng bộ, có cân đối vốn cho các giải pháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phê duyệt chủ trương đầu tư nhóm A.

TP HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế (*): Những hiến kế tâm huyết - Ảnh 1.

Lãnh đạo trung ương rất quan tâm đến sự phát triển của TP HCM. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tuyến metro số 1, tháng 7-2022.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Một trở ngại nữa, các nguồn thu hồi cổ phần hóa và bán tài sản công của thành phố không có vì các đơn vị trung ương triển khai chậm, điều này cũng cần giải pháp khắc phục. Ngoài ra, nguồn lực vốn để tăng đầu tư phát triển là từ đầu tư của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, vì vậy môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố phải thật tốt.

Đối với vấn đề về biên chế, thành phố muốn phục vụ người dân và phát triển kinh tế có hiệu quả, phải thay đổi quan điểm về vấn đề này một cách thực chất. Để phục vụ nhân dân tốt, cường độ lao động của công chức phải nằm trong giới hạn. Nếu các đơn vị quận/ huyện, phường/ xã quy mô dân số vượt gấp 2 lần bình quân trở lên thì phải tăng biên chế.

"Ngoài ra, tăng tần suất báo cáo với trung ương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tăng việc giám sát của Thành ủy, HĐND, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đối với UBND thành phố; hằng tháng phải có báo cáo chuyên đề... cũng phải là những đầu việc quan trọng TP HCM làm trong thời gian tới" - GS-TS Nguyễn Thiện Nhân nêu ý kiến.

Bà Phạm Phương Thảo - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM - thì cho rằng với tính chất và đặc điểm của một đô thị đặc biệt, dù TP HCM đã được trung ương cho cơ chế đặc thù nhưng "chiếc áo vẫn chật" so với đòi hỏi của thực tiễn.

Theo bà Phạm Phương Thảo, nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách cho thành phố đang là bài toán cần đáp số, trong đó có cơ chế cho chính quyền đô thị, thành phố trong thành phố; cơ chế tài chính mở đường triển khai các nội dung xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM.

Để thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết 131/2020 của Quốc hội thành công, cần có cơ chế vận hành phù hợp, sự phân cấp, phân quyền mạnh hơn theo hướng một việc một cơ quan làm. Cơ quan nào làm thì chịu trách nhiệm tới cùng việc ấy, tránh trường hợp các cấp cùng làm và cấp dưới chịu trách nhiệm trước tiên khi có khuyết điểm.

Cơ chế vận hành cho mô hình thành phố trong thành phố cũng cần phải có. Bởi thiếu cơ chế này mà hơn 18 tháng TP Thủ Đức vận hành như cơ chế cấp huyện.

Ngoài ra, mức điều tiết ngân sách để lại cho TP HCM cần tăng thêm, có thể ngang với TP Hà Nội là 32% vì TP HCM đang yếu cả về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Còn với mức điều tiết 21% như hiện nay thì TP HCM sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Để TP HCM tăng tốc phát triển, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế và có đóng góp lớn hơn cho cả nước, TP HCM phải nỗ lực nhiều nữa, phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mặt khác, trung ương cần quan tâm tháo gỡ vướng mắc, nhất là về cơ chế, thể chế, đặc biệt là những vấn đề xung đột pháp lý và những vấn đề không còn phù hợp với thực tiễn.

Khẳng định cơ chế, chính sách phù hợp được xem là "bà đỡ" cho phát triển, bà Phạm Phương Thảo đánh giá khi có cơ chế, chính sách phù hợp thì TP HCM có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư chiến lược, tầm cỡ.

Khơi thông mọi nguồn lực

Nhận định về bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, bà Tô Thị Bích Châu - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Bí thư Quận ủy quận 1, đại biểu Quốc hội khóa XIV và XV - nói nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 để tạo điều kiện cho TP HCM khơi thông nguồn lực phát triển trong giai đoạn tới là cần thiết. Việc này sẽ góp phần giúp TP HCM thực hiện thành công các chỉ tiêu phát triển chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò trung tâm về nhiều mặt của cả nước và phấn đấu vươn lên trong cạnh tranh quốc tế.

Về lâu dài, TP HCM phải có khung pháp lý phù hợp với đặc tính, quy mô và quá trình phát triển của mình. Đó có thể là một luật về đô thị đặc biệt mà nhiều cán bộ lão thành, chuyên gia từng đề xuất.

Tiến trình hình thành một dự thảo luật, bàn luận, trình các cấp có thẩm quyền ra quyết định, theo bà Tô Thị Bích Châu, sơ bộ thì mất từ 2-3 năm. Vì thế trước mắt, TP HCM chuẩn bị dự thảo nghị quyết mới thay thế nghị quyết cũ như một lần "diễn tập" để chuẩn bị cho "cuộc trường chinh dài hơi hơn". Những gì thảo luận, đề xuất trong nghị quyết lần này cũng như thực tiễn 5 năm thực hiện Nghị quyết 54 sẽ là "đầu vào" quan trọng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn cho việc hình thành một dự thảo Luật Đô thị đặc biệt cho TP HCM trong tương lai.

Ở góc độ khác, ông Diệp Văn Sơn - nguyên Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam, Bộ Nội vụ - đánh giá khi thực hiện Nghị quyết 54 thì việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức (CBCC) tương xứng với công việc là hết sức đáng quý. Tuy nhiên, để hiệu quả hóa các cơ chế vượt trội đặc thù thì phải có đội ngũ CBCC xứng tầm.

Để có cơ sở đánh giá từng CBCC thì TP HCM cần bổ sung chế định sát hạch từ tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn tới năng lực công tác. Sát hạch nhằm tuyển chọn, bổ nhiệm, thưởng phạt, đề bạt, đưa ra mức thù lao lương bổng xứng đáng… và thông qua sát hạch mới có thể có được sự đánh giá chính xác, sử dụng người theo tài năng cũng như loại ra khỏi bộ máy nhân sự kém cỏi.

Ngoài ra, vì CBCC được thụ hưởng chế độ khuyến khích vượt trội nên cần áp dụng chế độ hợp đồng lao động như viên chức. Kinh nghiệm các nước cho thấy không có chuyện công chức làm việc biên chế suốt đời mà "có vào có ra" khi không đạt yêu cầu công việc.

"Tôi không đặt vấn đề thu hút nhân tài. Lý do là quản lý hành chính nhà nước khác với chuyên môn nghiệp vụ. Môi trường hành chính quyết định hành vi hành chính nên nhiều khi anh quản lý giỏi ở địa phương khác nhưng không có nghĩa là làm tốt ở địa phương thu hút anh" - ông Diệp Văn Sơn nêu quan điểm.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 21-9

Chúng ta sẽ cố gắng hết sức để nghị quyết mới được thông qua tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội vào tháng 10-2022” - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP HCM khóa X, diễn ra ngày 7-7-2022.

Mạnh dạn kiến nghị

Tại buổi làm việc với UBND TP HCM hôm 12-7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá trong vùng Đông Nam Bộ thì TP HCM là cực tăng trưởng, trung tâm lớn nhất và quyết định cho cả vùng. Do đó, thành phố và toàn vùng phải xác định cơ hội, định hình lại để tính bước phát triển thời gian tới.

5-Bo-truong-KHĐT

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại buổi làm việc .Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ TP HCM

Nói riêng về TP HCM, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thành phố cần mạnh dạn kiến nghị cơ chế chính sách vượt trội, cạnh tranh, đặc thù. "Quan trọng nhất là TP HCM phải là nơi được thí điểm, áp dụng những gì mới đầu tiên. Chứ TP HCM cũng như các địa phương, dùng cơ chế chung thì rất khó..." - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo