xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách nhiệm với tiền của dân

HIẾU NGHI

1.000 tỉ đồng - số tiền có thể xây được 1.000 ngôi trường cho học sinh vùng cao hoặc cũng có thể giúp 1 vạn gia đình thoát nghèo. Nhưng 1.000 tỉ đồng cũng hết sức hời hợt, bởi nó là con số dễ dàng giảm khi xây 1 km đường sắt sau khi rà soát.

Đó là chuyện liên quan tuyến đường sắt số 2 Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (Hà Nội). Tuyến đường này chỉ dài 5,9 km nhưng có tổng vốn đầu tư hơn 34.700 tỉ đồng. Sau khi rà soát giảm được 5.800 tỉ đồng. Số tiền đầu tư tuyến đường sắt này có lẽ thuộc diện đắt nhất thế giới, trong khi chất lượng chạy tàu của Việt Nam thì ngược lại. Số tiền chênh lệch tuy lớn như thế, nhưng cơ quan lập dự án, nhà đầu tư, cơ quan phê duyệt dự án... đều có cách giải thích cực kỳ hay ho để mọi chuyện trở nên hợp lý.

Còn riêng góc độ của người dân thì thấy nó không hợp lý. Tiền nào cũng tiền của dân, tiêu phí đồng nào là xót đồng đó. Vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân cụ thể tại sao có khoản giảm lớn đến vậy. Nếu do lập dự án kém, dẫn đến tăng vốn thì hãy cho những người liên quan nghỉ việc. Sự kém cỏi này không thể bắt ngân sách nhà nước, người dân đóng thuế phải trả giá. Còn nếu có vấn đề gì mập mờ, cần xử lý nghiêm khắc để ngăn chặn và triệt tiêu những kiểu làm dự án vung tay, trong khi ngân sách eo hẹp hiện nay.

Câu chuyện thiếu trách nhiệm đối với đồng tiền của dân cứ diễn ra xót xa. Cơ quan chức năng đụng đến đâu là lộ ra đến đấy. Còn nhớ cách đây không lâu, Hà Nội có thông tin chỉ riêng tiền chăm sóc cây xanh của TP này trong năm 2016 lên đến 882 tỉ đồng. Con số này gây sốc cho bất cứ ai và gây khó hiểu cho bất kỳ chuyên gia kinh tế nào, nhất là phải chi ra từ ngân sách. Nhưng sau khi Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung trực tiếp vào cuộc xem xét, khoản chi phí trên giảm còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm được hơn... 700 tỉ đồng.

Và câu chuyện đang diễn ra, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là sau khi thanh tra, các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La phát hiện chỉ riêng dự án tái định cư cho nhà máy thủy điện Sơn La đã có 600 hộ dân kê khống diện tích đất để nhận đền bù, hỗ trợ với giá cao. Toàn bộ hồ sơ kê khống này đều được các cơ quan liên quan của tỉnh Sơn La chấp thuận. Thế nhưng trả lời báo chí, một vị phó chủ tịch UBND của tỉnh Sơn La lại cho rằng cán bộ thương dân, giúp dân được lợi chứ chẳng đút túi đồng nào? Sự thực ra sao sẽ được cơ quan điều tra làm rõ hơn, nhưng bao biện cho cấp dưới theo kiểu "nói lấy được" rằng cán bộ thừa hành liên quan trong vụ này "chí công vô tư" thì khó thuyết phục được dư luận.

Khó có thể kể hết các kiểu xài tiền ngân sách bạt mạng, lãng phí trên khắp đất nước. Không chùn tay, không xót xa áy náy, trong khi nhiều vùng miền chỉ mong được rót vài chục triệu đồng sửa con đường qua suối, vài trăm triệu đồng xây lại mái trường cho học sinh bớt khổ nhọc thì cứ ậm ừ, kéo ngày này qua tháng nọ. Nguồn tiền dân cần đang đi đâu, nguồn lãng phí từ tiền dân đang đi đâu, phải có cơ quan trả lời, có địa chỉ trách nhiệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo