xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trầm lắng những góc Biên Hòa xưa

XUÂN HOÀNG

(NLĐO)- Vùng đất phương Nam năng động đầy nắng gió với rất nhiều KCN ngày nay mang nặng giá trị lịch sử hình thành từ một thời mở cõi.

TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ngày nay được biết đến là vùng đất năng động, tập trung đông dân tứ xứ. Nhiều người còn biết nơi đây cũng là xứ sở có nhiều dấu tích in dấu lịch sử 300 năm mở cõi của tiền nhân. Bên dòng sông Đồng Nai- con sông nội địa dài nhất Việt Nam- hiền hòa, lững lờ, "thủ phủ" Đồng Nai mang nặng giá trị tâm linh của một vùng đất cổ.

Dấu xưa, cảnh cũ bên sông

Văn miếu Trấn Biên, nằm trên triền dốc thoai thoải ở địa thế dựa núi, nhìn sông, được xây dựng vào năm 1715. Nhà Nguyễn cho xây dựng khu văn miếu này sau một thời gian Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược, bình định vùng đất phương Nam. Trước đó, lãnh binh Trần Thượng Xuyên, một tổng binh của nhà Minh (Trung Quốc) do bất mãn với nhà Thanh và ôm mộng "phản Thanh phục Minh", được chúa Nguyễn cho vào khai khẩn, lưu trú ở vùng đất Biên Hòa ngày nay và tạo nên một Nông Nại Đại Phố thời bấy giờ. Nông Nại Đại Phố (còn gọi là cù lao Phố) là bãi bồi trên sông Đồng Nai, trở thành thương cảng trù phú, ở vùng nước sâu, thuyền bè có thể đi lại mọi miền.

Trầm lắng những góc Biên Hòa xưa - Ảnh 1.

Văn miếu Trấn Biên- trung tâm văn hóa, giáo dục của Đồng Nai và phương Nam

Theo sử lược, vùng đất Đồng Nai thời đó là tên gọi chung bao gồm cả Gia Định- Sài Gòn. Khi chúa Nguyễn bình định vùng đất mới đã cho xây dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Sài Gòn- Gia Định). Văn miếu Trấn Biên được hình thành ít năm sau đó trên tổng quan khu dinh Trấn Biên, với tầm nhìn biểu trưng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của vùng đất mới phương Nam. 

Văn miếu Trấn Biên cách cù lao Phố vài dặm theo đường chim bay. Đến nay, Văn miếu Trấn Biên đã có 3 lần trùng tu lớn, 2 lần trước đều do nhà Nguyễn thực hiện; lần 3 do tỉnh Đồng Nai đại tu vào năm 1998. 

Văn miếu Trấn Biên từ đời xưa đến nay vẫn luôn được coi như một Văn miếu Quốc Tử Giám của Nam Bộ, nêu cao tinh thần, truyền thống học hành, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam. Hiện nay, ngày ngày, lớp trẻ dập dìu đến Trấn Biên học tập, bái vọng với những đôi mắt sáng ngước nhìn những nét kiến trúc tuyệt đẹp giữa bầu trời xanh và không gian tĩnh mịch mà nhớ ơn tổ tiên.

Gắn kết về mặt lịch sử và được xây dựng cùng giai đoạn với Văn miếu Trấn Biên là đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Nếu như Văn miếu Trấn Biên nằm sâu ở thế dựa núi thì đền thờ thần tướng Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng nằm sát ngay bên bờ sông Đồng Nai, trên cù lao Phố. Đền được nhà Nguyễn xây dựng năm 1700, sau khi Nguyễn Hữu Cảnh mất một thời gian ngắn. 

Theo tài liệu, vào thời nhà Nguyễn, nơi đây là một "võ miếu trang nghiêm", luôn có 10 phu túc trực. Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh hiện được chăm sóc chu đáo, tượng Nguyễn Hữu Cảnh cao lớn nhìn ra sông Đồng Nai, sáng lên trong ánh bình minh.

Trầm lắng những góc Biên Hòa xưa - Ảnh 2.

Lớp trẻ hàng ngày đến học tập tại Văn miếu Trấn Biên

Cũng trong cụm di tích của một thời mở cõi là các công trình chùa Ông, đình Tân Lân… của người Hoa. Đình Tân Lân chính là nơi thờ tổng binh Trần Thượng Xuyên. Ngoài ra, còn có nhiều di tích ghi dấu một thời mở cõi ở đất Đồng Nai được người dân gìn giữ.

Chiều cuối năm, ngồi ở một góc tĩnh lặng bên sông ở đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ngóng nhìn ra sông trong cảnh nghìn năm mây trắng bay, ông Lã Xuân, một người dân gốc Biên Hòa, bồi hồi: "Mỗi lần ghé lại đây, trong lòng tôi dâng lên niềm thổn thức lạ lắm. Nghe đâu đó vọng lên hồn sông núi. Tôi thật lòng biết ơn tổ tiên…".

Đất thiêng

Tài liệu còn ghi lại, vùng đất Biên Hòa xưa là nơi rừng núi hoang vắng, lúc chưa định hình đất này thuộc nhiều tiểu vương quốc phía Đông Nam vương quốc Chiêm Thành. Thời gian sau đó, vùng đất này đã trở thành một đô thị của miền Nam.

Trầm lắng những góc Biên Hòa xưa - Ảnh 3.

Chùa Ông - điểm văn hóa thờ tự tôn nghiêm của cộng đồng người Hoa tại Biên Hòa

TP Biên Hòa, nằm ngay trên vùng sông phía hạ nguồn sông Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai nằm dọc theo con sông kéo dài lên cao nguyên. Phía thượng nguồn, miền sông u tịch còn hiện hữu một thế giới những trầm tích ở thánh địa Cát Tiên, mà giới khảo cổ đã khẳng định là dấu tích của những nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại, thịnh rồi tàn. Ở vùng đất ấy, lữ khách dừng chân vẫn còn cảm thấy phảng phất một khung cảnh, sắc thái linh thiêng, xưa cổ. Nơi ấy, hiện những dân tộc thiểu số, bản địa sinh sống, bảo tồn những nét văn hóa đầy bản sắc của họ, giữa núi rừng quanh năm hoa nở.

Trong tiểu thuyết viết về Đồng Nai của nhà văn Nguyễn Một- tác phẩm "Đất trời vần vũ"- Đồng Nai hiện lên huyền ảo giữa đôi bờ hư thực, xen kẽ giữa dòng chảy xưa và nay, giữa sông và núi, hoang dã và hiện đại, khát vọng và tồn vong, tốt và xấu. Dòng văn hóa, lịch sử ấy cũng chảy không ngừng như dòng sông tâm linh. Trong đó, hình ảnh những lớp người nối tiếp, cô gái và chàng nghệ sĩ bên sông, những khách chinh phu, hồn hậu và trăn trở hướng về chân thiện mỹ, có thể đã phác họa nên một phần hồn bản địa.

Tuy vậy, chảy theo dòng suy nghĩ về dòng sông của xứ sở "gạo trắng, nước trong", về những ngày cha ông dựng nước, nhiều người khi trở về thực tại vẫn cảm thấy những điều chưa an lòng. Một số người nhận định rằng người ta hủy hoại sông, chỉ biết lo cho bản thân mà không thèm nhớ sông núi ấy cha ông bao đời gìn giữ, tạo nên mạch sống. Người ta tận thu tài nguyên, khiến dòng sông bị "xới tung". Rồi còn vẽ ra những dự án lấp sông. Phải chăng nếu cứ lấp sông là thu lợi lớn thì ta cứ lấp nữa, lấp nữa...?

Trầm lắng những góc Biên Hòa xưa - Ảnh 4.

Tượng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh trang nghiêm, oai dũng nhìn ra sông trong không khí tĩnh lặng

Trở lại với những góc lịch sử trăm năm tại Biên Hòa, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Văn miếu Trấn Biên thông tin trong những năm qua di tích này luôn được chính quyền địa phương trân quý, quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Năm 2016, Văn miếu Trấn Biên được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia.

"Trung tâm Văn miếu Trấn Biên với chức năng là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa- Đồng Nai. Không chỉ vậy, đây còn là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai và của cả vùng đất phương Nam nói chung. Ngoài ra, đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh bên sông, hay nhiều di tích khác của lịch sử 300 năm làm nên bản sắc riêng của Biên Hòa-Đồng Nai khiến các thế hệ người Đồng Nai rất tự hào…"- ông Ninh chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo