Sáng 23-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường làm rõ những vấn đề liên quan đến Luật An ninh mạng.
Các đại biểu (ĐB) tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ mạng tại Việt Nam phải đặt máy cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người dùng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) cho rằng quy định "nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Việt Nam" là trái với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam.
Đồng thời, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Việt Nam ký kết tháng 2-2016: cũng có điều khoản: "Không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của chương này được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện kinh doanh trong lãnh thổ đó, để triển khai công việc".
Hiện, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Quy định về địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin không thay đổi so với TPP và phía Việt Nam cũng không đòi hỏi thay đổi.
Do đó, theo bà Thuý, Luật an ninh mạng không nên đặt ra những quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, ĐB là Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho biết khi thảo luận tại tổ các ý kiến băn khoăn tập trung vào 3 nội dung lớn đó là Luật An ninh mạng có trùng với Luật An toàn thông tin hay không? Luật này có ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của nhân dân hay không?
ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho rằng doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đằng với doanh nghiệp khác - Ảnh: quochoi.vn
Đặc biệt, ông Cầu cũng quan tâm đến khoảng 4, điều 34 quy định các các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người dùng Việt Nam tại Việt Nam và quy định này liệu có tạo ra rào cản thương mại cản trở hoạt động kinh doanh, cũng như cản trở người dùng hay không?
Dưới góc độ quản lý, ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho rằng khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đằng như các doanh nghiệp khác. Theo ĐB Cầu hiện nay 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này.
"Chúng ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ, quản lý người dùng Việt Nam chứ không phải đặt toàn bộ máy chủ chứa dữ liệu, vì máy chủ dữ liệu cung cấp cho nhiều quốc gia chứ không chỉ cho một nước cụ thể. Vì sao các nước đó làm được, chúng ta không làm được?" – ĐB Nguyễn Hữu Cầu băn khoăn.
Tranh luận tại hội trường, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây như hiện nay, việc yêu cầu các công ty đa quốc gia đặt máy chủ ở Việt Nam là khó thực hiện. Bởi theo ông Hiếu, để ngăn chặn các tin tức giả, chúng ta nên xem xét các biện pháp khác như tăng cường mức phạt. Chẳng hạn như ở Đức, mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với hành vi đưa tin tức giả.
Phản hồi lại, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu chỉ rõ thực trạng đối tượng phạm tội dùng địa chỉ IP ở nước ngoài tấn công, lửa đảo trên lãnh thổ Việt Nam thì không thể biết họ là ai. "Trong khi đó, yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài (nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam) thì họ không cung cấp. Như vậy, chúng ta tịt toàn bộ vụ án" - Đại tá Nguyễn Hữu Cầu nói.
Quản lý chặt an ninh kinh tế
Dẫn chứng, ông ĐB Vảng đưa ra ví dụ thời gian vừa qua có thông tin ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư phát triển bị bắt giữ, điều tra. Điều này ngay lập tức có tác động xấu thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng.
Bình luận (0)