xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tránh tác động kéo dài

PHẠM PHÚ QUỐC (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

Thời điểm hiện tại, mặc dù chưa định lượng chính xác được về mức độ tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như trong nước nhưng nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng là điều chắc chắn.

Lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng trước tiên là du lịch, dịch vụ liên quan và hàng không. Đây là nhóm lĩnh vực đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế năm 2019. Trong đó, Trung Quốc là nhóm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn 30% lượt khách quốc tế. Ngoài ra, khi dịch bệnh xảy ra, hầu hết khách quốc tế sẽ e ngại đi du lịch, đặc biệt khách ở khu vực châu Á như Nhật, Hàn Quốc và ASEAN - vốn cũng là những nhóm khách lớn của du lịch Việt Nam. 

Trong nước, du lịch nội địa dự kiến sẽ bị ảnh hưởng lớn do những lo ngại của người dân về việc lây lan dịch bệnh. Chưa kể, bán lẻ và tiêu dùng nội địa cũng không nằm ngoài vòng rủi ro do thiếu vắng du lịch. Đối với xuất nhập khẩu, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong khi đó, trước mắt, việc thông quan tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc vẫn còn trong tình trạng đình trệ. Nếu dịch tiếp tục kéo dài nhiều tháng tới, xuất khẩu của các nước châu Á - nhất là các quốc gia gần Trung Quốc, trong đó có Việt Nam - sẽ gặp khó. Nguyên nhân bởi có thể các đối tác như Mỹ và Liên minh châu Âu có khả năng gia tăng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng nhập có xuất xứ từ các quốc gia có tỉ lệ người nhiễm bệnh cao. Từ đó, tất yếu doanh nghiệp (DN) trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, hàng không, xuất nhập khẩu (đặc biệt là hàng nông sản), logistics... sẽ bị tác động đầu tiên. Sau đó, khó khăn có thể lan sang các DN sản xuất. 

Ngay trước mắt, nhiều địa phương 1-2 ngày qua đã đề xuất cho người lao động đến từ vùng dịch nghỉ 14 ngày để phòng dịch. Khi sản xuất đình trệ, sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan đến công nợ, thời hạn thanh toán, hoạt động thu nợ của ngân hàng... 

Để ứng phó, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể dựa trên các kịch bản về thời gian kéo dài của dịch. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp để thêm nhiều ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ cho DN, ví dụ điều chỉnh cách tính giãn, hoãn nợ cho DN, kéo dài thời gian bị phân loại nợ xấu cho một số trường hợp... 

Về thương mại, kế hoạch ứng phó với việc ùn tắc hàng tại các cửa khẩu chỉ là vấn đề trước mắt. Sau đó, Bộ Công Thương cần xây dựng các kế hoạch và giải pháp để bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu ở một số thị trường truyền thống (nếu có); coi đây là thời cơ để thúc đẩy chuyển đổi, đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Tổng cục Du lịch và các hiệp hội du lịch, khách sạn... nên chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch để có thể duy trì, kích thích du lịch sau dịch. Việc này cần làm một cách kịp thời, rốt ráo, tránh để lặp lại tình trạng giống như dịch SARS trước kia đã tác động kéo dài đến du lịch Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo