xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trục lợi lòng tốt

KHOA ĐĂNG

Phẫn nộ, xót xa là cảm giác chung của nhiều người khi đọc bài viết "Muôn kiểu mượn danh từ thiện" đăng Báo Người Lao Động số ra ngày 24-12.

Thật đáng buồn khi việc này râm ran nhiều năm qua nhưng chưa chấm dứt và nay trở thành một "trào lưu" trong không ít cá nhân, doanh nghiệp (DN). Họ đem việc thiện ra làm trò đùa nhằm đánh bóng tên tuổi bản thân, DN; thậm chí có kẻ còn trục lợi, kiếm chác tiền bạc trên danh nghĩa làm từ thiện cho người hoàn cảnh ngặt nghèo, cần được giúp đỡ trong xã hội. Tiền không đến tay người nhận, bởi đâu có tiền mà chỉ có lời hứa suông. Từ đó mới có chuyện người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo ở Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (do chị Huỳnh Tiểu Hương làm giám đốc ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đến trung tâm xin tiền vì nghĩ trung tâm đã được nhận tiền tài trợ. Khi không xin được tiền, họ không hiểu nên trách móc và chửi bới.

Không chỉ chị Tiểu Hương, nhiều người làm từ thiện khác trên đất nước này cũng từng bị những "quả lừa" tương tự, họ phải bỏ tiền túi để bù vào trong một số chuyến đi thiện nguyện. Tổ chức hoặc tham gia những chuyến từ thiện đúng nghĩa, những người này có thể vạch mặt chỉ tên những người chuyên lợi dụng để kiếm chác trong những việc làm thiện nguyện. Một trường hợp khác là lợi dụng đứng ra kêu gọi quyên góp cho người cần giúp đỡ, cho tài khoản cá nhân rồi "ẵm" hết tiền chuyển đến, trục lợi trên lòng tốt của các cá nhân, cộng đồng xã hội…

Hám danh, thích khoe mẽ cũng đã trở thành thói xấu trong một bộ phận DN và doanh nhân, cộng đồng người Việt. Một sự kiện lớn, được truyền hình trực tiếp, khán giả thấy bóng dáng một số người mang danh doanh nhân, đại diện DN lên sân khấu, trao tặng số tiền lớn ghi lên tấm bảng. Nhưng sau đó nhiều người trong số họ không chuyển tiền cho nơi đã hứa. Khi báo chí thông tin thì họ khất lần, thậm chí có người nại lý do làm ăn thua lỗ, khó khăn để không thực hiện lời hứa. Đáng phê phán hơn là tình trạng "kinh doanh từ thiện" với những biểu hiện đáng ngờ. Đây là cái ác giấu che, mượn danh từ thiện để trục lợi. Phía sau những căn phòng kín, họ bàn bạc, chia chác số tiền thu lợi bất chính từ lòng tốt của người đời sau khi nhận và chia lại một phần cho những người cần được giúp đỡ. Trong thực tế hầu như chưa có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý những hoạt động bất chính này.

Trở lại với câu chuyện của chị Huỳnh Tiểu Hương, nhiều người đề nghị nên nêu danh tính để rõ chân tướng những kẻ hứa mà không làm cho nhiều người biết. Cần thiết thì có thể treo lên bảng, ghi rõ họ đã hứa những gì, số tiền bao nhiêu, đã chuyển được bao nhiêu hoặc chưa chuyển…

Làm từ thiện cốt ở tấm lòng, cần sự khiêm cung, không phải là chỗ để khoe danh, khoe mẽ. Trong việc này đừng để tốt xấu, thiện ác là ranh giới mong manh mà là hai mặt của sự vật, hiện tượng, cần được rạch ròi. Thật là tệ hại khi làm chuyện xấu mà mượn danh cái đẹp, việc thiện. Điều tốt đẹp không dung nạp sự táng tận lương tâm. Nếu làm điều ác thì quả báo trong cuộc sống cũng sẽ sớm ứng nghiệm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo