xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường lớp sập xệ, thầy trò bất an: Vừa học vừa run

Bài và ảnh: HÀ PHONG

Trường lớp xuống cấp trầm trọng nhưng kinh phí xây dựng không có nên cô trò ở một điểm trường thuộc huyện vùng cao Quảng Trị phải cắn răng học trong những căn phòng nứt nẻ, bong tróc, thậm chí phải diễn tập phòng chống… lớp sập

Ở điểm trường Phú Thiềng (thuộc Trường Tiểu học và THCS Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), học sinh trong lúc đùa nghịch nếu vô ý va vào tường là từng mảng xi măng vỡ ra như khi đưa tay ấn vào gỗ mục. Vì vậy mà nỗi ám ảnh trường sập luôn thường trực trong suy nghĩ của các giáo viên và học sinh ở đây, nhất là mỗi khi mưa to, gió lớn.

Bài "diễn tập" bất dắc dĩ

Ngót 30 năm công tác ở điểm trường này, từ một giáo viên cắm bản rồi chuyển sang đảm nhận công tác quản lý, cô Lê Thị Xuân, Phó Hiệu trưởng nhà trường, nắm rất rõ "lai lịch" từng phòng học nơi đây.

Theo cô Xuân, năm 1987, khi cô đến nhận công tác, điểm trường Phú Thiềng đã có 3 phòng học được xây dựng từ vài năm trước. Đến năm 1993, 4 phòng học được xây thêm. Từ đó đến nay, các phòng học ở điểm trường này được giữ nguyên và chỉ tu sửa lặt vặt như láng lại nền, đóng la phông, quét vôi…

Trường lớp sập xệ, thầy trò bất an: Vừa học vừa run - Ảnh 1.

Chỉ cần đưa tay gõ nhẹ vào tường là từng mảng xi măng ở điểm trường Phú Thiềng vỡ ra,

lộ phần gạch bên trong

Trong 7 phòng học ở điểm trường Phú Thiềng, 2 phòng trước đây là nhà kho chứa thiết bị dạy học. Năm năm trước, do nhu cầu học cả ngày nên nhà trường đã tận dụng 2 nhà kho này làm phòng học. Hiện hệ thống tường tại 2 phòng học này đều bị bục nát, rơi rụng, để lộ phần gạch bên trong. Ở các phòng còn lại, tường và dầm bị nứt từng vệt dài, thấm nước, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A - người đã có 3 năm đứng giảng ở một trong 2 phòng học được tận dụng từ nhà kho nêu trên - cho biết cô luôn thấy bất an, lo sợ và chuẩn bị tâm thế... bỏ chạy khi trời mưa gió. Đứng lớp trong căn phòng chờ sập như vậy nên cô Hạnh nảy ra "sáng kiến" về bài diễn tập đặc biệt và tất nhiên không có trong giáo án hay chương trình giáo dục.

Trong giờ ra chơi hoặc sinh hoạt đầu tuần, cô Hạnh thường tập cho học sinh cách sơ tán, tháo chạy khỏi lớp khi có dấu hiệu sập. "Theo trình tự, sau khi nghe tôi hô… "chạy", học sinh sẽ bỏ lại sách vở chạy nhanh ra khỏi lớp đến phòng thư viện cách khoảng 70 m để trú. Tôi chạy ra sau cùng. Bây giờ, tất cả học sinh của tôi em nào cũng thuần thục các thao tác thoát thân khi gặp sự cố" - cô Hạnh đượm buồn khi "khoe" bài diễn tập bất đắc dĩ này.

Chỉ chịu nổi 2-3 năm nữa

Trước tình trạng vừa học vừa run như vậy, học sinh và giáo viên điểm trường Phú Thiềng luôn mong được đầu tư xây dựng những phòng học mới thay thế các phòng đã xuống cấp để an tâm dạy và học.

Thầy Trần Văn Lương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Mò Ó, cho biết điểm trường Phú Thiềng có 12 giáo viên đứng lớp và 100 học sinh. Hằng năm, nhà trường đều kiến nghị cấp trên sửa chữa, xây mới những phòng học đã xuống cấp nhưng do huyện còn nghèo nên không có kinh phí.

"Học sinh học tập trong những căn phòng này rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa bão. Bây giờ, việc sửa chữa phòng học cũng rất khó vì phần cốt đã bục nát. Các phòng này chỉ tận dụng nhiều lắm 2-3 năm nữa mà thôi" - thầy Lương lo ngại.

Theo ông Nguyễn Sỹ Huấn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đakrông, huyện đang tập trung ưu tiên các nguồn vốn để xóa các điểm trường tạm, mượn. Vì vậy, việc xây mới các phòng học ở điểm trường Phú Thiềng là điều rất khó vì không có vốn.

Hiện nay, tổng số phòng học cần xây mới, sửa chữa ở Đakrông là 196. Trong đó, 77 phòng học cấp mầm non và tiểu học đã có quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng giai đoạn 2017-2020. Đối với 119 phòng học còn lại, nếu không đưa vào kế hoạch xây dựng trong các năm tiếp theo thì sẽ ngày càng xuống cấp, như ở điểm trường Phú Thiềng. Bên cạnh đó, nhiều điểm trường lẻ cấp tiểu học, mầm non cũng thiếu công trình vệ sinh và nước sạch, gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập của giáo viên và học sinh. 

Nghệ An: Hàng ngàn phòng tạm, mượn

Theo thống kê của tỉnh Nghệ An, hiện toàn tỉnh còn 1.403 phòng học tạm, mượn. Đặc biệt, ở các huyện miền núi, rất nhiều nơi học sinh phải học trong những lớp tạm bợ. Điển hình là điểm trường tiểu học Hữu Khuông ở bản Con Phen, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương. Trường cách trụ sở UBND xã không xa nhưng nhiều lớp học vẫn dựng tạm bằng gỗ, nứa.

89-box

Nhiều học sinh ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn phải học trong những phòng tạm bợ Ảnh: ĐỨC NGỌC

Ông Lô Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông, cho biết: "Hiện tại, trên địa bàn xã còn 4 điểm trường mà hằng ngày học sinh vẫn phải học trong các phòng tạm bợ bằng tre nên rất khó khăn và nguy hiểm, nhất là vào những ngày mưa to, gió lớn. Xã cũng rất lo nhưng do không có kinh phí nên đành chịu".

Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, bảo đảm an toàn cho học sinh trong lúc học tập luôn là một nội dung quan trọng trong những cuộc làm việc của sở với phòng giáo dục các huyện, thị xã. Khi phát hiện những điểm trường không an toàn, ngành giáo dục tỉnh sẽ chủ động phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục, xử lý. Đ.NGỌC

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 24-12

Kỳ tới: Bộn bề ngành giáo dục

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo