xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2019: 6.432 trẻ em bị xâm hại tình dục

Văn Duẩn

Trong một số vụ án xâm hại trẻ em, có bị can bị khởi tố với tội danh nhẹ hơn so với hành vi, dù chứng cứ rõ ràng song VKS vẫn phê chuẩn, gây bức xúc trong dư luận

Hôm nay (27-5), Quốc hội (QH) sẽ nghe đoàn giám sát của QH báo cáo kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em" giai đoạn từ ngày 1-1-2015 đến 30-6-2019, sau đó thảo luận trực tuyến về nội dung này.

Báo động tình trạng trẻ em bị người thân xâm hại

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2015-2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự, xử lý hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại (hơn 19% trẻ em nam, gần 81% trẻ em nữ). Trong đó, xâm hại tình dục (XHTD) là 6.432 trẻ em, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại. Ở nhiều địa phương, số vụ trẻ em bị XHTD chiếm trên 90% tổng số vụ trẻ em bị xâm hại. Số vụ việc xâm hại trẻ em đã bị phát hiện, xử lý nêu trong các báo cáo còn chưa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em bị xâm hại trên thực tế.

Tại một số địa phương, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm tỉ lệ lớn và có xu hướng gia tăng. Đã xảy ra vụ việc bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái, có trường hợp XHTD dẫn đến trẻ mang thai, đẻ con; có trường hợp giết con có tính chất dã man...

Xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn mà tại các tỉnh, thành phố lớn cũng đang có xu hướng gia tăng. TP HCM và Hà Nội là 2 trong 10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất nước. Đáng lưu ý, 337 trẻ bị tử vong do bị xâm hại, 418 trẻ có thai do bị XHTD, 193 trẻ bị rối loạn tâm thần, 375 trẻ bị thương tật...

TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2019: 6.432 trẻ em bị xâm hại tình dục - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Tiến Dũng, cựu cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM, lãnh án tù vì dâm ô trẻ em (xảy ra ở trung tâm này) Ảnh: HỒNG NHUNG

Xem xét lại một số vụ án

Đoàn giám sát kiến nghị cơ quan điều tra, VKS xem xét lại một số vụ án nhằm bảo đảm xử lý đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm như vụ Phạm Hoàng Tuấn XHTD trẻ em ở Bắc Giang, vụ Nguyễn Văn Thanh bị tố cáo có hành vi XHTD trẻ em ở Bắc Giang, vụ Phạm Văn Kỳ XHTD con riêng của vợ ở Quảng Ninh.

Báo cáo giám sát cũng cho biết còn để xảy ra một số trường hợp cơ quan điều tra khởi tố bị can về tội danh nhẹ hơn tội bị can đã thực hiện mặc dù chứng cứ rõ ràng, song vẫn được VKS phê chuẩn, gây bức xúc trong dư luận.

Đơn cử như vụ án Nguyễn Trọng Trình có hành vi hiếp dâm trẻ em xảy ra ở TP Hà Nội. Ngày 24-2-2019, trên đường đi học về, cháu bé bị đối tượng lừa chở đến khu vực vườn chuối để hiếp dâm. Khi cháu bé sợ hãi, la hét, chống cự thì đối tượng bịt miệng, bóp cổ, bẻ tay và thực hiện hành vi đồi bại. Thấy cháu khóc to, kêu đau, sợ bị lộ, đối tượng đã bỏ cháu tại hiện trường và về nhà. Kết quả giám định, khám nghiệm hiện trường và kết quả lấy lời khai đủ cơ sở chứng minh đối tượng thực hiện hành vi hiếp dâm, song cơ quan điều tra và VKS lại khởi tố và phê chuẩn quyết định khởi tố về tội nhẹ hơn là tội dâm ô. Ngay sau đó, các cơ quan tố tụng cấp trên đã vào cuộc, hủy bỏ quyết định khởi tố về tội dâm ô và ra quyết định khởi tố về tội hiếp dâm.

Qua giám sát, đoàn giám sát kiến nghị QH tiếp tục hoàn thiện chính sách, các luật; tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại trẻ em. Ủy ban Tư pháp của QH giám sát thường xuyên đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại trẻ em. Yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu ở nơi xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em mà không có các biện pháp chỉ đạo xử lý hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Địa phương phải chịu trách nhiệm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 23 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, XHTD, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

B.Trân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo