xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tướng Nguyễn Mạnh Hùng làm Chủ tịch Viettel

B.T.N

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng Giám đốc Viettel giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn này.

Cụ thể, tại Quyết định 718/QĐ-TTg ký ngày 14-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn ViettelQuyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14-6.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Quốc phòng và thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng chịu trách nhiệm thi hành quyết định.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel - Ảnh 1.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: Nhipsongkinhte

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1962) tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), Thạc sĩ viễn thông ở Úc, Thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giới truyền thông bình chọn là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu vì có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam trong một thập kỷ (giai đoạn 2000 - 2009).

Từ xuất phát điểm tổng tài sản của Viettel chỉ có 34 tỉ đồng, đến nay, Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam. Hiện Viettel đã đầu tư ở 10 nước thuộc 3 châu lục. Tại các quốc gia như Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti… các doanh nghiệp của Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới, thuê bao và doanh thu lớn nhất. Mục tiêu của Viettel sẽ đạt quy mô thị trường 1 tỉ dân vào năm 2020. Theo khảo sát và các báo cáo của nhà phân tích GSMA Intelligence, Viettel xếp thứ 19 trên tổng số 813 nhà mạng trên thế giới.

Chiến lược lâu dài của Viettel đến năm 2020 là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư quốc tế để trở thành 1 trong 10 công ty đầu tư quốc tế lớn nhất thế giới. Viettel cũng đặt mục tiêu nghiên cứu, sản xuất trang bị quân sự, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin để đưa Việt Nam trở thành một nước có tên tuổi trong ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao.

Trước đó, vào tháng 1-2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với tỷ lệ 74% phiếu bầu, Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đã chính thức trở thành Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ngày 29-4-2016, Quân ủy Trung ương đã tổ chức công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 23 người. Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng trở thành Tổng giám đốc doanh nghiệp đầu tiên được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Trung ương.

Tháng 1-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Viettel. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được đổi tên từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương; thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Viettel là nhóm công ty gồm công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết, không có tư cách pháp nhân, phối hợp vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; gắn bó chặt chẽ, lâu dài với nhau về nhiệm vụ, lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Các doanh nghiệp tham gia Tập đoàn Viettel được tổ chức và hoạt động kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa Viettel và doanh nghiệp tham gia tập đoàn đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.

Nghị định quy định rõ, Viettel thực hiện đa dạng hoá sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hoá, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Nhà nước tại Viettel. Vốn điều lệ của Viettel tại thời điểm thay đổi điều lệ, tổ chức hoạt động (ngày 5-1-2018) là 121.520 tỉ đồng; vốn điều lệ của Viettel giai đoạn từ 2015 đến hết năm 2020 là 300.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý, theo Nghị định mới, tại Tập đoàn Viettel, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện chủ sở hữu tại Viettel, thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Chủ tịch Viettel do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel gồm: Chủ tịch; Tổng Giám đốc; các Phó Tổng giám đốc; Kiểm soát viên; Kế toán trưởng; Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ. Theo điều lệ, tổ chức hoạt động mới, số lượng Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Viettel không vượt quá 5 người; trường hợp cần bổ sung Phó Tổng giám đốc, Viettel đề nghị Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo