xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó Covid-19 trong trường học

Ngọc Dung - Anh Thư - Lan Anh - Đặng Trinh

Số ca F0 của cả nước liên tục lập đỉnh mới, cao điểm là ngày 28-2 ghi nhận 94.376 ca Covid-19 tại 61 tỉnh, thành phố - cao nhất từ đầu mùa dịch đến nay

Nhiều tháng nay, TP Hà Nội liên tục ghi nhận số ca nhiễm tăng cao tại hầu hết các xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Ngày 28-2, số ca mắc vọt lên 12.850, số ca bệnh có diễn biến cấp độ trung bình, nặng, nguy kịch phải nhập viện điều trị hiện là hơn 6.000 ca và tăng hơn các ngày trước đó.

Nhiều ca mắc trong trường học

Cùng với Hà Nội, những ngày qua, gần 30 địa phương khác, trong đó có TP HCM cũng ghi nhận trên 1.000 ca mắc/ngày. Trong ngày 28-2, Quảng Ninh phát hiện hơn 9.100 ca nhiễm, Nghệ An gần 4.000 ca, Bắc Ninh hơn 3.500 ca, Hưng Yên hơn 3.300 ca, Lào Cai hơn 3.200 ca…

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường học tại Hà Nội đã thông báo dừng học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến từ 28-2 để bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, sau hơn 2 tuần tổ chức dạy học trực tiếp, toàn trường đã có hơn 20 giáo viên và 30% học sinh là F0, F1 đang phải cách ly tại nhà, nhiều lớp chỉ còn lại vài em đủ điều kiện đi học trực tiếp. Trong khi đó, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cũng thông báo toàn trường chuyển sang hình thức học trực tuyến từ ngày 28-2 đến 13-3 để phòng chống dịch bệnh…

Còn tại TP HCM, trong cuộc họp báo vào chiều 28-2, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), số ca mắc trẻ em từ 13 đến 26-2 gồm: 505 trẻ từ 0-6 tuổi; 1.055 trẻ từ 7-11 tuổi; 587 trẻ từ 12-15 tuổi; 512 trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi. Như vậy có tổng cộng 2.659 trẻ dưới 18 tuổi mắc Covid-19 được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, tổng số trẻ đang điều trị nội trú tại cả 3 bệnh viện nhi là 197 trẻ, trong đó có 9 trẻ cần hỗ trợ hô hấp.

Trước đó, ghi nhận của phóng viên tại các bệnh viện nhi trên địa bàn TP HCM cho thấy các trẻ cần nhập viện vì Covid-19 ngoài trẻ có biến chứng do Covid-19 còn là các trẻ có bệnh có thể ảnh hưởng qua lại với bệnh Covid-19 nên được bác sĩ yêu cầu nhập viện để theo dõi.

Ứng phó Covid-19 trong trường học - Ảnh 1.

Điều trị cho bệnh nhi tại Khoa Covid-19 Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCMẢnh: ANH THƯ

Kích hoạt hai hình thức dạy học

Theo quy định hiện hành thì đối tượng học sinh tiếp xúc gần ở cấp mầm non là khi có 1 trẻ F0, cả lớp sẽ nghỉ học. Các cấp tiểu học, THCS, THPT thì chỉ một nhóm học sinh được xác định là F1, các F1 này sẽ chuyển sang học trực tuyến, theo dõi 5-7 ngày theo quy định.

Trong trường hợp 1 lớp có 2 ca F0 trong 1 ngày trở lên, cơ sở giáo dục sẽ phối hợp với y tế địa phương để đánh giá yếu tố dịch tễ của các ca này để có hình thức tổ chức phù hợp. Trường hợp có 2 lớp trở lên có F0 trong trường cũng tương tự. Có nhiều cách điều chỉnh: tiết chế số tiết học theo quy định, tiết chế lại các hoạt động trong trường. Chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến chỉ là phương án cuối cùng.

Với học sinh F1, lần xét nghiệm để kết thúc cách ly thì Sở Y tế cũng đã xin ý kiến UBND TP HCM để đưa ra văn bản hướng dẫn, khuyến khích phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế xét nghiệm nhưng nếu không có điều kiện thì có thể xét nghiệm tại nhà dưới sự giám sát của giáo viên hay nhân viên y tế nhà trường.

Ghi nhận thực tế của phóng viên, tối 28-2 là buổi học trực tuyến đầu tiên của M.A, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (TP Thủ Đức) sau 3 ngày là F0. Bài vở được em chuẩn bị khá kỹ càng. M.A là một trong những học sinh được giáo viên dạy học trực tuyến vào buổi tối cho các em F0, F1 đang cách ly ở nhà theo quy định.

Song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến là cách mà các cơ sở giáo dục hiện nay đang linh hoạt áp dụng, trong bối cảnh các ca F0, F1 tăng cao tại trường học. Phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 7 cho biết tròn một tuần áp dụng xử trí F0, F1 theo quy định mới của Bộ Y tế và UBND TP HCM, việc xử trí với các trường hợp F1 được thoáng hơn, các em được tạo điều kiện học tập trực tiếp tại trường sau khi được điều tra dịch tễ kỹ càng. 

TP HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết Sở Y tế TP HCM đã có văn bản đề xuất với Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng và kinh doanh Molnupiravir, đây chính là cơ sở pháp lý để các tiệm thuốc tây có thể mạnh dạn tham gia. Tuy nhiên đến nay Sở Y tế vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ Y tế.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, không phải vì chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế mà F0 không thể tiếp cận với thuốc kháng virus này vì hiện tại TP HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir miễn phí và sáng 28-2, Sở Y tế TP HCM đã có yêu cầu y tế địa phương cấp phát thuốc này cho những người đủ điều kiện sử dụng, chứ không chỉ ưu tiên cho nhóm đối tượng nguy cơ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo