xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam giữa đan xen cơ hội & thách thức

NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

Bức tranh của tình hình và cục diện thế giới năm 2017 pha trộn giữa các gam màu sáng lẫn xám.

Màu sáng là kinh tế toàn cầu tiếp tục đà tăng trưởng khả quan. Sắc xám là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra quyết liệt làm cho các nước nhỏ và vừa tứ bề xoay xở; xu hướng bảo hộ mậu dịch phát sinh; các cuộc xung đột khu vực chưa được giải quyết

CỤC DIỆN THẾ GIỚI NHÌN TỪ NĂM 2017

75% nền kinh thế giới phục hồi và tăng trưởng. Nước Mỹ trải qua hơn 100 tháng tăng trưởng, đạt mức hơn 3% vào các kỳ cuối năm. Kinh tế Ấn Độ giữ đà tăng trưởng cao, trở thành điểm sáng của kinh tế thế giới. Tuy kinh tế Trung Quốc có phần đình trệ, một phần là do nước này đang điều chỉnh mô thức tăng trưởng, từ giai đoạn tốc độ cao sang chất lượng.

Việt Nam giữa đan xen cơ hội & thách thức - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 từ trái sang) cùng các đại biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - VBS 2017 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đồng thời, trật tự thương mại thế giới đã định hình với 2 quan điểm khác biệt nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương các quan hệ thương mại "bình đẳng", "công bằng", "đôi bên cùng có lợi" và "có đi có lại". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cổ vũ cho "toàn cầu hóa kinh tế mở cửa hơn, bao trùm hơn"; "loại bỏ các rào cản thuế quan, ủng hộ hệ thống thương mại đa biên, tiến hành chủ nghĩa khu vực mở cho toàn cầu hóa".

Đằng sau các phát biểu ấy là lợi ích của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ là nền kinh tế mở, nay Tổng thống Donald Trump chủ trương điều tiết cái van bảo hộ mậu dịch để đối phó với tình trạng thâm thủng thương mại, mà Trung Quốc là đối tượng chính. Trung Quốc chủ trương tự do hóa thương mại hơn nữa phục vụ tái cơ cấu kinh tế nhưng vẫn áp dụng các hạn chế đối với bên ngoài.

Những câu thần chú về tự do thương mại và mở cửa kinh tế dù tiếp tục lặp lại, cũng không thể được tiếp nhận theo lối cũ. Những nền kinh tế nhỏ như Việt Nam không nên để mãi bị cuốn theo chiều gió mà nên "nước mình trên hết" để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa.

Việt Nam giữa đan xen cơ hội & thách thức - Ảnh 2.

Năm 2017, Việt nam tổ chức tuần lễ cấp cao APEC thành công rực rỡ Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các yếu tố tạo nên bức tranh khả quan về kinh tế thế giới năm ngoái tiếp tục hiện hữu trong năm 2018. Tuy nhiên, rủi ro lớn là do các mối đe dọa của làn sóng bảo hộ mậu dịch có thể bắt đầu bộc lộ trong năm thứ hai của chính quyền Donald Trump. Chính quyền Mỹ dưới sức ép của năm bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ chuyển những chỉ trích gay gắt về thâm hụt cán cân thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc thành hành động đối phó đơn phương, áp thuế chống phá giá với một số mặt hàng nhập khẩu, có thể sẽ leo thang thành xung đột địa - chính trị lớn hơn và tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, kinh tế thế giới sắp đạt mức tăng trưởng cao nhất xét theo chu kỳ 10 năm (2008-2018); cách mạng công nghiệp và số hóa có thể làm cho chu kỳ kinh tế không ổn định như cũ. Nhưng một số yếu tố tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 đang tích tụ, có thể tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế mới.

VÌ MỘT ASEAN VỮNG MẠNH, ĐOÀN KẾT

Năm 2017, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vượt qua chặng đường nửa thế kỷ, từ một cơ cấu tiểu khu vực đã thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, tạo được bản sắc và phương cách riêng, hội nhập khu vực và thế giới, dưới một ngọn cờ chung. Hơn thế nữa, ASEAN còn tạo ra các cơ chế thích hợp về chính trị và an ninh, đóng vai trò dẫn dắt các cơ chế khu vực rộng lớn hơn, gồm tất cả các nước lớn, tiến hành đối thoại, tìm kiếm và xây dựng một cơ cấu an ninh và trật tự khu vực phù hợp với tương quan lực lượng mới.

Hiện tại, ASEAN đứng trước cuộc cạnh tranh chiến lược hết sức gay gắt giữa các nước lớn, tác động phân hóa hàng ngũ ASEAN. Vì vậy, các thành viên cần hành động để ASEAN giữ vững đoàn kết nhất trí, tích cực, chủ động, có như thế mới phát huy được vai trò trung tâm trong các cơ chế khu vực và giữ cho khu vực này hòa bình, trung lập, ổn định và phát triển.

Mặt khác, phải xây dựng cộng đồng và liên kết nội khối hiệu quả, thiết thực, có "văn hóa thực thi", tăng cường phục vụ lợi ích của người dân các nước thành viên. Qua gần 2 thập kỷ hoạt động, ASEAN vẫn chưa lấp được khoảng cách giữa các thành viên "khá giả" và các thành viên "trình độ phát triển thấp". Việt Nam vẫn nhập siêu lớn. Trong năm đầu khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động, theo một ước tính, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này giảm 9%, trong khi nhập khẩu tăng 43%. Cần làm sao liên kết kinh tế khu vực gắn liền với phát triển bền vững, giữ được sức cạnh tranh của sản xuất trong nước. Mục tiêu AEC, đề ra từ năm 2003, tỏ ra quá tham vọng trong cục diện chính trị - kinh tế hiện nay.

Về biển Đông, trong nội bộ ASEAN, quan điểm phân hóa nghiêm trọng, giảm thiểu khả năng đàm phán một bộ quy tắc mang tính ràng buộc cho vấn đề biển Đông (COC), tạo ra thách thức rất lớn cho các nhà ngoại giao Việt Nam phối hợp lập trường, đoàn kết và hợp tác để bảo vệ lợi ích ở biển Đông.

LỢI THẾ ĐỊA - KINH TẾ

Các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, tái cơ cấu đầu tư và đa dạng hóa thị trường. Nhưng nếu các chủ thể kinh tế nước ta vì lợi ích cục bộ nhất thời trong việc tiếp nhận đầu tư, có thể biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp.

Hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm 2017 thể hiện được tính chủ động, thực hiện các quan hệ cân bằng và đa dạng hóa, phù hợp với vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Trong bối cảnh các nước lớn cạnh tranh mạnh mẽ trên biển, quan tâm đến tự do và an toàn giao thông hàng hải ngang qua biển Đông, nước ta có cơ hội tranh thủ ngoại lực xây dựng thành một quốc gia biển mạnh, tăng cường kinh tế biển, thâm canh trên từng kilômét vuông của vùng biển Tổ quốc.

Ta cần nỗ lực chuyển những lợi thế địa - chiến lược thành lợi thế địa - kinh tế. Nói nôm na là đổi chúng thành "tiền lẻ". Thực hiện cuộc đổi mới lần thứ hai. Đó là cơ sở để phát huy thời cơ rất thuận lợi hiện nay, tạo nên chuyển dịch chiến lược, đột phá trên con đường phát triển và hiện đại hóa đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo