xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ cây "quái thú" bị tạm giữ: Yêu cầu chỉ rõ vị trí khai thác

Cao Nguyên thực hiện

(NLĐO) - Sáng 5-4, phóng viên Báo Người Lao Động đã có trao đổi với ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN-PTNT) liên quan đến vụ nhiều cây "quái thú" được khai thác với sự mập mờ về nguồn gốc cây.


Vụ cây quái thú bị tạm giữ: Yêu cầu chỉ rõ vị trí khai thác - Ảnh 1.

Ba cây "quái thú" đang tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế. Ảnh Quảng Nhật

Phóng viên: Thưa ông, Nhà nước đã có những quy định thế nào về việc khai thác, vận chuyển các loại cây cảnh, cây cổ thụ?

Ông Đỗ Quang Tùng: Từ khoảng năm 2010, bắt đầu rộ lên tình trạng khai thác các loại cây có nguồn gốc từ rừng về làm cây cảnh nên ngành lâm nghiệp đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 5-10-2012 "Ban hành Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ" trong đó quy định rõ quy trình, thủ tục về việc khai thác, vận chuyển, buôn bán các loài cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ.

Phóng viên: Đối với những cây đang bị tạm giữ ở Thừa Thiên - Huế thì cần những hồ sơ thủ tục như thế nào?

Ông Đỗ Quang Tùng: Ba cây đang được tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế thuộc loại cây cổ thụ (đường kính gốc trên 50 cm). Bước đầu, người được cho là chủ hàng đã xuất trình hồ sơ liên quan đến những cây này, nếu đúng như hồ sơ cung cấp thì những cây này được khai thác hợp pháp.

Phóng viên: Tuy nhiên, theo hồ sơ có 2 cây được khai thác tại Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk của gia đình bà H'Yô Na Buôn Yă xin khai thác đã được bà H’Phi La Niê, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Hồ, ký xác nhận vào ngày 23-3. Trong khi đó, bà H’Phi La Niê khẳng định bà không hề ký giấy xin khai thác cây đa của người tên H'Yô Na Buôn Yă ở thôn 4, xã Ea Hồ vào thời gian nêu trên thưa ông?

Ông Đỗ Quang Tùng: Chúng tôi cũng đã nắm thông tin về việc này, hiện lực lượng kiểm lâm đang tiến hành xác minh, làm rõ. Họ nói khai thác ở đâu thì chúng tôi sẽ yêu cầu họ chỉ ra vị trí khai thác để tới đó xác minh xem có đúng như vậy không.

Phóng viên: Quy trình để khai thác, vận chuyển những cây gỗ cổ thụ trên đất nông nghiệp như thế nào thưa ông?

Ông Đỗ Quang Tùng: Trước tiên, chủ sở hữu cây phải có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền xin khai thác, vận chuyển kèm theo các bảng kê. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm lâm địa bàn sẽ xuống đất thuộc sở hữu (có sổ đỏ) của người xin khai thác để xác định có đúng có cây như đơn xin khai thác hay không. Nếu đúng thì kiểm lâm địa bàn sẽ có trách nhiệm tham mưu cho UBND xã ký xác nhận.

Phóng viên: Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khai thác nhiều cây cổ thụ để vận chuyển đi tỉnh, thành khác, vậy hiện đã có số liệu cụ thể chưa?

Ông Đỗ Quang Tùng: Hiện nay, lực lượng kiểm lâm ngoài việc xác định nguồn gốc một số cây có giấy tờ thì đang tiến hành rà soát lại toàn bộ những cây cổ thụ đã được khai thác để tổng hợp báo cáo. Hiện chúng tôi đã cử lực lượng vào Đắk Lắk để làm rõ các vấn đề liên quan.

Xin cảm ơn ông!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo