xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh

ThS Nguyễn Minh Trí (Trường Chính trị TP Cần Thơ)

(NLĐO) - Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh thường đề cập: "Xây dựng Đảng, có ba mặt: tư tưởng, chính trị và tổ chức".

Tuy nhiên, trong qua trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng và trong quá trình lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam từ một Đảng lãnh đạo cách mạng, trở thành Đảng cầm quyền, Người đã đề cập nhiều đến vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức; vấn đề cán bộ và công tác cán bộ.

Nâng cao trình độ lý luận chính trị

Trong các mặt của công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh xác định xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị là nhiệm vụ nền tảng nhằm hình thành lý tưởng và tăng cường niềm tin của đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải dựa vào lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận. Ảnh: Internet

Xây dựng Đảng về tư tưởng theo Hồ Chí Minh phải kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng; giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người khẳng định:"Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam". Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn các cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh kết luận: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin". Hồ Chí Minh xác định, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt, bởi vì chủ nghĩa Mác - Lênin mang bản chất khoa học và cách mạng, là trí tuệ của thời đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải dựa vào lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận. Tuy nhiên, Người căn dặn, học chủ nghĩa Mác - Lênin để nắm quan điểm, phương pháp mà linh hồn là phép biện chứng, để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí lý luận, là nền tảng tư tưởng, "là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh". 

Cho nên, phải chống lại tư tưởng giáo điều, chủ quan, dập khuôn, máy móc, bảo thủ, trì trệ. Người căn dặn: "Đảng áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam. Không phải chỉ học thuộc lòng vài bộ sách của Mác - Lênin mà làm được như vậy. Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội, phải quyết tâm phấn đấu cho giai cấp và nhân dân, phải tin tưởng vào lực lượng và sáng kiến của quần chúng, phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào trong quần chúng".

Hồ Chí Minh còn lưu ý, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ. Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình Đảng lãnh đạo.

Người cũng chỉ rõ: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác". 

Sâu sắc hơn, việc hiểu và nắm bắt chủ nghĩa Mác-Lênin còn được Hồ Chí Minh nhìn nhận ở cách ứng xử rất tình người: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được".

Xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Ảnh 3.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn xác định xây dựng Đảng về tư tưởng là phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận và chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người nói: "Nâng cao trình độ lý luận và chính trị, cải tạo mình là một việc trường kỳ và gian khổ. Nhưng đó là một công tác chủ chốt trong việc xây dựng Đảng mà mỗi đảng viên phải cố gắng".

Khẳng định học thuyết Mác - Lênin là học thuyết về sự giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người, đồng thời là học thuyết về sự phát triển xã hội, là vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải đặc biệt quan tâm về tư tưởng, giáo dục, rèn luyện đảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao giác ngộ về giai cấp và dân tộc.

Người còn cho rằng: "Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là "mù chính trị", thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng". Nâng cao trình độ lý luận chính trị sẽ làm cho toàn Đảng, mỗi đảng viên của Đảng luôn mang trong mình tư tưởng cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng tiến công, luôn đề phòng và kịp thời khắc phục những lệch lạc, sai lầm tả khuynh và hữu khuynh, chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chống giáo điều, bảo thủ và dự báo được xu hướng phát triển của dân tộc, của thời đại.

Phải thường xuyên tổng kết thực tiễn

Xây dựng Đảng về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn; là đảm bảo tính đúng đắn của cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của cách mạng; xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị…

Xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Ảnh 4.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Ảnh: Tư liệu

Người chỉ rõ: "Mục đích chỉnh Đảng là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản". 

Người luôn nhắc nhở rằng, Đảng phải đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và trên cơ sở đó, định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể thích hợp với thực tiễn cách mạng. 

Đồng thời, Đảng phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận nhằm giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình lãnh đạo. Các nghị quyết của Đảng được xây dựng và tổ chức thắng lợi, sẽ ngày càng làm sáng tỏ những vấn đề mới trong thực tiễn, đồng thời qua sự vận động của thực tiễn mà bổ sung và làm cho đường lối của Đảng ngày càng thêm hoàn thiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo