xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Nhờ xem điểm lại được nâng điểm!

Bài và ảnh: BẠCH HUY THANH

Xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cơ quan công tố đề nghị mức án từ 8-9 năm tù đối với các bị cáo nâng điểm thi và từ 1 năm đến 1 năm rưỡi tù nhưng cho hưởng án treo với bị cáo nhờ nâng điểm

Ngày 17-10, ngày thứ 4 diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở tỉnh Hà Giang, đại diện VKSND tỉnh Hà Giang đã đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án. Dự kiến, tòa sẽ tuyên án trong hôm nay.

Phủ nhận nhờ nâng điểm!

Hàng chục người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập đến phiên tòa. Riêng những người vắng mặt, trong đó có ông Trần Đức Quý (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, bác của thí sinh Lê Ngọc Ngân), HĐXX đã công bố lời khai bằng văn bản. Theo lời khai của ông Quý, trước khi kỳ thi diễn ra, ông đã nhờ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài - nguyên Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Giang - xem điểm cho thí sinh Ngân nhưng kết quả lại được... nâng điểm.

Còn bà Nguyễn Thị Châm (mẹ của thí sinh Lê Ngọc Ngân) khai nhờ bác của cháu là ông Trần Đức Quý "xem xét giúp đỡ".

Thẩm phán Vương Thị Thu Hà, chủ tọa phiên tòa, cho biết trong số những người được triệu tập còn có bà Triệu Thị Giang (Phó trưởng Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang; em gái ông Triệu Tài Vinh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương) và bà Phạm Thị Hà (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang; vợ ông Triệu Tài Vinh) có đơn xin vắng mặt. HĐXX công bố lời khai của bà Giang (cô của thí sinh Triệu Ngọc Mai, con gái ông Triệu Tài Vinh), trong đó có nội dung bà Giang khẳng định không hề nhờ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho bất cứ ai trong kỳ thi năm 2018.

HĐXX cũng công bố lời khai của bà Chúng Thị Chiên (Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang). Bà Chiên khai đã nhắn tin nhờ bị cáo Triệu Thị Chính (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT) xem điểm cho con gái Lưu Thủy Tiên nhưng thí sinh này không được nâng điểm.

Trong danh sách cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi 2018 tại Hà Giang nhưng "chưa đến mức áp dụng hình thức kỷ luật", yêu cầu "kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm", có trường hợp bà Vương Ngọc Hà, hiện là Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang. Bà Hà có mẹ là Nguyễn Thúy Nga và bà Nga đã tác động "xem điểm" cho cháu ngoại là Mai Vương Bảo Ngọc. Thí sinh này sau đó được nâng điểm thi.

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Nhờ xem điểm lại được nâng điểm! - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa ngày 17-10

Án treo cho người nhờ nâng điểm

Tại phiên xét xử chiều cùng ngày, bước vào phiên tranh luận, đại diện VKS cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử, làm mất đi sự công bằng trong xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng của ngành giáo dục, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong dư luận xã hội...

Trên cơ sở này, đại diện VKS đề nghị mức án cho từng bị cáo. Theo đó, VKS đề nghị mức án 8-9 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương (Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Triệu Thị Chính và bị cáo Lê Thị Dung (nguyên Phó Đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang) về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi"; từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với bị cáo Phạm Văn Khuông (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang).

Theo cơ quan công tố, các bị cáo không có tình tiết tăng nặng. Về trách nhiệm hình sự, các bị cáo đều có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, gia đình có công với cách mạng…

Bốn bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương, Phạm Văn Khuông và Lê Thị Dung đều từ chối quyền tự bào chữa cho mình, không có ý kiến gì về quan điểm của VKS. Riêng Triệu Thị Chính là bị cáo duy nhất mời luật sư tại phiên tòa nên đã ủy quyền cho các luật sư bào chữa.

Luật sư bác bỏ luận tội của VKS

Ngay sau phần luận tội của VKS, đại diện 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính đều không đồng tình với việc luận tội của VKS và cho rằng quan điểm luận tội như vậy là sai lầm, thiếu, yếu và không chính xác. Luật sư Hoàng Văn Hướng quả quyết: Bị can Triệu Thị Chính là người chống tiêu cực tích cực nhất trong kỳ thi năm 2018, có thể nói bà Chính là nạn nhân của một âm mưu to lớn cần phải được làm rõ. Luật sư Hướng cũng bác bỏ toàn bộ lời khai của bị cáo Hoài và bị cáo Lương, bởi toàn bộ lời khai của 2 bị cáo này từ khi phát hiện sự việc đến nay là hoàn toàn mâu thuẫn, bất nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo