xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xót xa tiền tỉ trôi sông

HỒNG ÁNH

Hai ngày qua, những người nuôi thủy sản trên dòng sông Sêrêpốk khóc ngất, bỗng chốc trắng tay vì gia sản hàng chục tỉ đồng bị trôi sông khi thủy điện xả lũ.

Buồn hơn khi họ nghe đại diện thủy điện xả lũ Buôn Kuốp (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) bảo rằng mình vô can, không có trách nhiệm gì và sẽ không hỗ trợ người dân. Ông Nguyễn Đức, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện Buôn Kuốp, cho rằng lòng hồ thủy điện này rất nhỏ, không có khả năng điều tiết lũ và theo quy trình vận hành liên hồ chứa thì nước về bao nhiêu sẽ xả bấy nhiêu. Ông Đức cũng nói thủy điện không có trách nhiệm đi thông báo cho từng người dân về việc xả lũ, đó là trách nhiệm của chính quyền, của ban phòng chống lụt bão. Ông còn nói theo quy trình vận hành liên hồ chứa, chủ đầu tư chỉ cần thông báo việc xả lũ cho trưởng Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) cấp tỉnh.

Nếu không có thủy điện Buôn Kuốp, nước lũ trên sông sẽ không lên đột ngột đến mức người dân trở tay không kịp như vậy. Theo đúng quy trình, trước khi xả lũ 3 giờ, thủy điện phải thông báo cho chính quyền và người dân được biết. Trong khi đó, thủy điện Buôn Kuốp đã xả lũ với lưu lượng lớn 1.100 m3/giây từ đêm nhưng mãi đến 7 giờ 30 phút cùng ngày, trưởng Ban PCTT-TKCN huyện Cư Jút cho biết mới nhận được thông báo của thủy điện thì rõ ràng nói như vị trưởng ban này: Thủy điện đã xả lũ sai quy trình.

Đấy là chưa nói thủy điện Buôn Kuốp có cùng một chủ đầu tư với thủy điện Buôn Tua Srah cách đó hơn 50 km về phía thượng nguồn. Nếu nước nguồn về nhiều, thủy điện Buôn Tua Srah xả lũ với lưu lượng bao nhiêu thì thủy điện Buôn Kuốp đều được biết và có thể dự báo lưu lượng xả lũ từ rất sớm. Nhưng ở đây thủy điện Buôn Kuốp lại bảo rằng trước đó có nội dung về lưu lượng quan trắc và cơ quan chức năng phải căn cứ vào đó để biết. Thực tế liệu có cơ quan chức năng nào rỗi hơi đi dự báo lưu lượng xả lũ thay cho nhà máy thủy điện?

Xin được lấy ví dụ một thủy điện xả lũ theo quy trình. Thủy điện Sông Ba Hạ ở Phú Yên trước khi xả lũ 4 giờ buộc phải thông báo bằng 4 hình thức: gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi email và fax đến trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN, tất cả chủ tịch, phó chủ tịch từ tỉnh đến các huyện hạ du để thông báo cho dân. Đặc biệt, trước khi xả lũ 4 giờ, tất cả 11 cụm loa của thủy điện được lắp tại cả khu dân cư dọc sông phía hạ du sẽ được hụ còi để người dân biết và tránh xa vùng nguy hiểm. Nếu thủy điện Buôn Kuốp làm được như vậy thì hàng chục tỉ đồng của người dân nuôi thủy sản đã không thể trôi sông.

Ngày 4-12, ông Trần Văn Khánh, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện Buôn Kuốp, đã nói lại rằng công ty sẽ sát cánh cùng chính quyền để chia sẻ, hỗ trợ giảm bớt thiệt hại cho dân. Người dân mong chờ cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông vào cuộc làm rõ, xem xét trách nhiệm các bên liên quan trong vụ việc vừa qua. Làm sao để việc thông tin liên lạc được tốt hơn, xả lũ bảo đảm quy trình, an toàn cho vùng hạ du. Nếu gây ra thiệt hại cho dân trong trách nhiệm của mình thì phải đền bù thiệt hại cho dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo