xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử phạt vi phạm giao thông từ hình ảnh trên mạng

NGUYỄN HƯỞNG - LÊ PHONG

CSGT được quyền xác minh, xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông dựa vào những hình ảnh, clip đăng tải trên mạng xã hội

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực từ ngày 5-8. Đáng chú ý trong thông tư này là quy định về nguồn tin CSGT được tiếp nhận làm căn cứ xác minh, xử phạt.

Người đăng tải chịu trách nhiệm tính xác thực

Cụ thể, điều 24 Thông tư 65 quy định những thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn: Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) và thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết việc tiếp nhận thông tin qua mạng xã hội là quy định nhằm tăng cường và cụ thể hóa việc tiếp nhận thông tin vi phạm TTATGT do người dân cung cấp. Trong đó, những trường hợp vi phạm TTATGT được người dân chụp ảnh, ghi hình lại hoặc đăng tải trên báo chí, mạng xã hội sẽ được CSGT xác minh làm rõ. Trên cơ sở đó, CSGT sẽ mời chủ phương tiện, người thực hiện hành vi vi phạm đến để xử lý.

Xử phạt vi phạm giao thông từ hình ảnh trên mạng - Ảnh 1.

Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM xử lý vi phạm qua hình ảnh Ảnh: LÊ PHONG

Để tránh tình trạng thông tin không chính xác, bị làm giả, CSGT sẽ trưng cầu giám định thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan. Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời gửi văn bản đến cơ quan báo chí đã đăng tải đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh này.

"Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận, đăng tải thông tin, hình ảnh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin đã cung cấp. Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả, vụ việc sẽ được chuyển sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định" - đại diện Cục CSGT thông tin.

Giữ bí mật người cung cấp hình ảnh

Theo Cục CSGT, các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm của người dân đã giúp ích rất nhiều cho lực lượng CSGT trong việc xác minh, làm rõ phương tiện và người điều khiển. Lực lượng CSGT toàn quốc sẵn sàng tiếp nhận các hình ảnh, clip ghi lại hình ảnh vi phạm TTATGT, đặc biệt là các hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy.

Thông tư 65 cũng quy định tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh có thể cung cấp cho đơn vị CSGT nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở đơn vị. Các tổ chức, cá nhân phải có họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có). Công an cấp huyện trở lên có trách nhiệm thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để nhân dân biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh. Ngoài ra, phải bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và các thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.

Từng xử lý nhiều trường hợp

Thực tế trước khi Thông tư 65/2020 được ban hành, CSGT một số địa phương đã sử dụng hình thức xử phạt vi phạm từ hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội mà điển hình là Hà Nội và TP HCM.

Tháng 6-2018, Công an TP Hà Nội ra mắt trang Facebook để tiếp nhận, xử lý thông tin về TTATGT và tác phong cán bộ, chiến sĩ. Theo một lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, trong quá trình hoạt động, nhiều người dân đã cung cấp trường hợp sai phạm của các phương tiện khi tham gia giao thông và đơn vị đã xử lý.

Tương tự, đại diện Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM cho biết từ lâu lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đối với các trường hợp vi phạm được người dân và báo chí ghi nhận.

Đơn cử vào cuối năm 2017, trên một số trang mạng xã hội và báo chí phản ánh clip có hình ảnh tài xế xe đầu kéo dùng chân điều khiển vô lăng chạy trên cầu Phú Mỹ (quận 7). Lực lượng chức năng đã mời chủ phương tiện lên làm việc và phạt 8,2 triệu đồng, tước bằng lái 3 tháng. 

CSGT mở 2 tháng cao điểm xử lý vi phạm

Cục CSGT vừa yêu cầu lực lượng CSGT các đơn vị, địa phương mở cao điểm bảo đảm TTATGT trong dịp Quốc khánh 2-9. Đợt cao điểm kéo dài từ 15-7 đến 14-9.

Theo đó, lực lượng CSGT sẽ tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT như: lái xe sử dụng rượu, bia; điều khiển xe chạy quá tốc độ; lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; xe khách dừng, đỗ, đón trả khách không đúng quy định; chở quá số người quy định; xe tải chở quá trọng tải...

Trong đợt cao điểm này, CSGT trên toàn quốc được yêu cầu kết hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và vi phạm pháp luật khác. Trọng tâm là các TP trực thuộc trung ương; địa phương có nhiều khách du lịch; các tuyến quốc lộ 1, 5, 10, 18, 20, 51 và các tuyến đường cao tốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo