xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tích hợp công nghệ xanh vào giáo dục

Bài và ảnh: Huế Xuân

Công nghệ xanh và giáo dục tương tác, tạo nền tảng cho nhau trong hệ sinh thái phát triển giáo dục bền vững

Ngày 6-7, Trường ĐH Văn Hiến tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Công nghệ xanh và giáo dục bền vững". Hội thảo thu hút hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên nhiều trường ĐH trong và ngoài nước tham dự.

Thay đổi thói quen sống

Tại hội thảo, PGS-TS Mai Huỳnh Cang - Phó Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho rằng với xu hướng sống xanh, việc tìm đến những nguồn nguyên liệu, dung môi sạch, hạn chế dùng hóa chất là điều rất cần thiết; vì vậy cần thay đổi thói quen sống xanh của mỗi người, nhất là thế hệ trẻ.

TS Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP HCM, chia sẻ Ấn Độ vẫn đang đối mặt với những hậu quả môi trường to lớn do con người gây ra trong quá trình sản xuất kinh tế.

"Ấn Độ có dân số 1,5 tỉ người và nền kinh tế trị giá 3.300 tỉ USD. Việc áp dụng và thúc đẩy công nghệ xanh ở Ấn Độ là một nỗ lực có ý thức nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo và giảm lượng khí thải" - TS Madan Mohan Sethi nói, đồng thời chỉ rõ 5 lĩnh vực mà quốc gia này quan tâm đến ứng dụng của công nghệ xanh phát triển bền vững, gồm: năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, hiệu quả năng lượng, quản lý chất thải và nông nghiệp bền vững.

Theo các chuyên gia, công nghệ xanh tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống và bất cứ ai cũng có thể tự làm mình "xanh" hơn. TS Trần Phước Nhật Uyên, giảng viên Trường ĐH Văn Hiến, cho biết phế phẩm sầu riêng đã được tận dụng để thu hồi pectin. Đây là một giải pháp bền vững và phát triển kinh tế trong quản lý rác thải.

Việc tích hợp quy trình chiết xuất pectin vào quy trình chế biến sầu riêng không chỉ giảm thiểu tác động môi trường mà còn thúc đẩy việc sử dụng các nguyên liệu thực vật tự nhiên trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Cách tiếp cận này phù hợp với các nỗ lực toàn cầu về bền vững và hiệu quả tài nguyên, trở thành một lĩnh vực triển vọng cho nghiên cứu.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM,  trình bày những đổi mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục bền vững

PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM, trình bày những đổi mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục bền vững

Trường học, ký túc xá xanh

Bàn về giải pháp, ứng dụng công nghệ xanh trong giáo dục bền vững, PGS-TS Lia Warlina - Trưởng Khoa Thiết kế, Trường ĐH Máy tính của Indonesia, đề xuất tích hợp công nghệ xanh ngay trong khuôn viên ký túc xá của sinh viên, có thể thiết kế để thúc đẩy phát triển công nghệ xanh và bảo vệ môi trường, từ đó giúp nâng cao nhận thức về môi trường và khuyến khích lối sống bền vững.

Thay đổi cụ thể từ việc lắp đặt các khu vườn đứng để cải thiện chất lượng không khí, tạo môi trường xanh mát và giảm nhiệt độ; tăng cường cây xanh nội thất; lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, điện gió; lắp đặt cảm biến chuyển động để tự động tắt đèn khi không có người sử dụng; thiết lập hệ thống thu gom nước mưa để tưới cây và vệ sinh không gian chung; sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước như vòi sen và bồn cầu có chế độ xả nước tiết kiệm. "Đặc biệt, vấn đề xử lý rác thải phải được ưu tiên hàng đầu. Trường học, ký túc xá cần tăng cường lắp đặt các khu vực phân loại rác thải, phân loại riêng rác hữu cơ, nhựa, giấy và kim loại; lắp đặt máy xử lý rác thải hữu cơ để tạo phân bón từ rác thải nhà bếp" - PGS-TS Lia Warlina lưu ý.

Bàn về vấn đề rác thải, TS Madan Mohan Sethi chia sẻ thêm về chương trình cải thiện quản lý chất thải rắn và thúc đẩy vệ sinh của Ấn Độ. Sứ mệnh Swachh Bharat - Đô thị (SBM-U), được ra mắt năm 2014, nhằm giúp quốc gia này thoát khỏi tình trạng đi vệ sinh bừa bãi và đạt được 100% quản lý khoa học chất thải rắn đô thị. Giai đoạn thứ hai của SBM-U được khởi động năm 2021, trong thời gian 5 năm. Tầm nhìn của SBM-U là đạt được trạng thái "không có rác" trên tất cả thành phố vào năm 2026.

Ngoài ra, 3 lĩnh vực được Ấn Độ đặt mục tiêu trong thời gian tới bao gồm: giảm cường độ phát thải của GDP xuống 33%-35% vào năm 2030 so với mức năm 2005; đạt được khoảng 40% công suất lắp đặt điện tích lũy từ các nguồn năng lượng không dựa trên nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 với sự trợ giúp của chuyển giao công nghệ và tài chính quốc tế chi phí thấp bao gồm từ Quỹ Khí hậu Xanh (GCF); tạo thêm bể chứa carbon tương đương 2,5-3 tỉ tấn CO2 thông qua việc tăng diện tích rừng và cây xanh vào năm 2030. 

Cần sự chung tay của nhiều đơn vị giáo dục

Theo PGS-TS Nguyễn Minh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại chính là chìa khóa vàng để thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn cầu. Muốn giáo dục bền vững với hơi thở công nghệ xanh, rất cần sự chung tay của các trường đại học, cao đẳng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo