xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiến tới DĐ Kinh tế "Động lực cho DN trong bối cảnh mới": Giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng

MINH CHIẾN

Quốc hội đã thông qua nhiều luật, tháo gỡ các "điểm nghẽn" để kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua giải phóng nguồn lực

Dù còn nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng với kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đặc biệt, những tháng gần đây, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tích cực.

Nhiều điểm sáng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), trong 11 tháng của năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỉ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỉ USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỉ USD. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 130,2 tỉ USD.

Bộ KH-ĐT cho biết hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch. Sản xuất nông nghiệp duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước và 11 tháng tăng 8,4%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 đạt 50,8 điểm, tiếp tục cho thấy xu hướng tăng trưởng công nghiệp tích cực. Công nghiệp có thể tiếp tục tăng cao trong tháng 12 nhờ nhu cầu tiêu dùng cuối năm và Tết sắp tới.

Một điểm sáng khác trong bức tranh kinh tế của nước ta 11 tháng qua là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 31,4 tỉ USD, vốn thực hiện khoảng 21,7 tỉ USD, tăng 7,1%. Trong đó, nhiều địa phương đã bứt phá mạnh trong thu hút dòng vốn quan trọng này, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Trong 55 tỉnh, thành phố trên cả nước nhận vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỉ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Nếu như năm 2023, Bắc Ninh xếp thứ 7 trong số 10 tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI lớn nhất, thì đến nay, địa phương này đang xây chắc ngôi đầu trên bảng xếp hạng.

Hiện, Việt Nam đang bước vào giai đoạn "nước rút" để phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 trên 7%, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết những động lực hiện có giúp chúng ta tự tin hơn về điều này. Theo đó, tín hiệu thị trường xuất khẩu hiện nay tương đối tốt. Các đơn hàng không những quay trở lại với DN trong năm 2024, mà đến giờ phút này cho thấy sự gia tăng của xuất khẩu đang ở mức rất tốt. Về đầu tư, các nhà đầu tư và các chuyên gia nước ngoài đều đánh giá khi thị trường đầu tư trên thế giới ảm đạm thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại rất tốt.

Đối với động lực tiêu dùng, lãnh đạo Bộ KH-ĐT kỳ vọng vào thời điểm cuối năm có thể tận dụng cơ hội chi tiêu của người dân vào thời điểm lễ Noel, dịp Tết dương lịch.

Tiến tới DĐ Kinh tế "Động lực cho DN trong bối cảnh mới": Giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng- Ảnh 1.

Hoạt động sản xuất - xuất khẩu có sự phục hồi mạnh trong năm 2024. Trong ảnh: Sản xuất gỗ tại Công ty CP Hợp tác và Phát triển Savimex. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đan xen nhiều thách thức

Dựa trên những kết quả đạt được và triển vọng sắp tới, Quốc hội đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 6,5% - 7%, phấn đấu 7% - 7,5%. Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, năm 2025 có thách thức, cơ hội đan xen. Về cơ hội, đà tăng trưởng năm 2024 tiếp tục là động lực để Việt Nam tiếp nối, duy trì. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đang hồi phục, đơn hàng của DN tăng, đây là cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Hoàng Văn Cường, các kết quả thu hút vốn FDI, đặc biệt FDI thế hệ mới, tập trung vào các lĩnh vực như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sạch kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. "FDI thế hệ mới sẽ tạo ra hướng đột phá dựa vào khoa học công nghệ, lao động trình độ cao, đi vào phân khúc giá trị gia tăng cao, đây là yếu tố cốt lõi tạo nên tăng trưởng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" - đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nêu rõ.

Cùng với đó, năm 2025, các động lực truyền thống cũng tiếp tục có nhiều tín hiệu khả quan khi xu thế tiêu dùng chung đang phục hồi, du lịch đang lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là khách quốc tế. "Hiện nay, nhiều cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch đang mở ra. Hạ tầng du lịch đang được đầu tư tốt, sẽ là động lực quan trọng cho ngành" - ông Cường nhìn nhận.

Động lực đầu tư cũng đang có nhiều cơ hội khi các dự án, công trình đầu tư hạ tầng sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, trong đó có 3.000 km đường cao tốc, tạo ra sự lan tỏa về phát triển mọi mặt. Nhiều chương trình, dự án mới cũng sẽ được triển khai trong năm 2025, tạo ra cơ hội mới như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, khi đó nhiều DN trong nước sẽ có cơ hội để tham gia dự án. "Môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ được cải thiện rất rõ rệt khi kỳ họp Quốc hội thứ 8 vừa qua đã thông qua một loạt dự án luật, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý" - ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Về thách thức, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định, mâu thuẫn, xung đột địa chính trị còn khó dự báo, vấn đề lạm phát đang đặt ra nhiều lo ngại. "Năm 2025, chúng ta thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng như sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; tiến hành các công việc để đại hội Đảng các cấp. Các nhiệm vụ này đòi hỏi tập trung nhiều công sức, quyết tâm cao, hành động quyết liệt. Nếu chúng ta làm tốt, sẽ biến thách thức thành cơ hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã đề ra" - ông Cường nêu quan điểm.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhìn nhận các luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 với tư duy đột phá, sẽ gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực. "Các luật này sẽ có hiệu lực ngay từ đầu năm 2025, có thể kích thích tăng trưởng thông qua giải phóng nguồn lực lâu nay bị ách tắc sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2025. Với quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phấn đấu mức tăng trưởng GDP 8%" - Thứ trưởng nêu rõ.

Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, để đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, cần tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là "đột phá của đột phá", tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Bộ trưởng cũng nêu giải pháp đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, bảo đảm nguồn cung và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2025. 

Kinh tế TP HCM vẫn còn thách thức

Cùng với cả nước, kinh tế TP HCM đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực trong năm 2024, với sự tăng trưởng ổn định trên nhiều lĩnh vực. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) dự kiến đạt 7,17%, gần chạm mốc kế hoạch đề ra (7,5% - 8,5%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, đạt 7,3% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thành phố.

Hoạt động thương mại cũng sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng tăng 10,7%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46 tỉ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ, cho thấy sức cạnh tranh của các DN thành phố trên thị trường quốc tế. Lĩnh vực du lịch cũng có những bước tiến đáng mừng với lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 6 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này góp phần thúc đẩy tổng doanh thu du lịch tăng 18,8%.

Bên cạnh những điểm sáng, TP HCM vẫn đối mặt với một số thách thức, đặc biệt là trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ chính quyền thành phố, tiến độ giải ngân vẫn còn rất chậm, chỉ đạt khoảng 30% kế hoạch. Tính đến cuối tháng 11-2024, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước thực hiện giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng chung của thành phố.

Tuy nhiên, thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm, đồng thời đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và bình ổn thị trường, đặc biệt là trong dịp mua sắm cuối năm.

Thanh Nhân

(Còn tiếp)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo