xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm cơ hội ở thị trường ngách

Bài và ảnh: Phương An

Việc chủ động tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt ở các thị trường ngách, được xem là chìa khóa giúp công ty giữ được sự ổn định trong giai đoạn khó khăn hiện nay

Hai tháng đầu năm 2024, bức tranh xuất khẩu dù khởi sắc nhưng chưa thật sự như kỳ vọng do các thị trường xuất khẩu chủ lực, truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản còn nhiều khó khăn, sức mua chưa phục hồi.

Trao đổi bên lề buổi họp báo công bố diễn đàn, Hội chợ Hàng Việt Nam xuất khẩu năm 2024 tại TP HCM mới đây, ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP HCM - cho biết do kinh tế khu vực châu Âu chưa hồi phục, Nhật Bản đang suy thoái nên hầu hết các doanh nghiệp (DN) cao su - nhựa chưa có đơn hàng lớn cho năm 2024. "DN tôi và một số DN vẫn duy trì được đơn hàng tối thiểu nhưng một số DN xuất khẩu sang châu Âu bị giảm đến 30%-40% đơn hàng. Tín hiệu mừng là DN xuất khẩu sang Mỹ, châu Á khai thác được thì trường ngách, sản phẩm ngách nên chỉ giảm khoảng 5%-10%" - ông Quốc Anh nêu thực trạng.

Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP HCM dẫn chứng nhờ chăm chỉ xúc tiến thương mại và sản xuất đúng mặt hàng thị trường đang cần nên một số DN cao su - nhựa đã bán được sản phẩm vào thị trường Trung Quốc. Một vài DN xuất được ống nhựa dùng trong khai thác dầu khí cho Hà Lan. Các DN khác khả năng cũng sẽ phát triển được do bán được hàng vào các thị trường nhỏ, thị trường mới.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu tại một triển lãm chuyên ngành dệt may diễn ra ở TP HCM

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu tại một triển lãm chuyên ngành dệt may diễn ra ở TP HCM

Thực tế hiện nay, nhiều DN ngành thực phẩm, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ… đã bắt đầu khai thác những thị trường ngách như Ấn Độ, Trung Đông, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Trung Quốc. Đến đầu năm 2024, một số DN ngành gỗ và nội thất như Minh Thành, Trần Đức… đã và đang xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi và Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Ông Nguyễn Phương, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành, nhìn nhận trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thị trường ngách là chìa khóa giúp DN giữ được sự ổn định. "Dubai đang phát triển rất mạnh về xây dựng nhà ở, nếu khai thác tốt, đây có thể trở thành thị trường chính cho ngành gỗ Việt Nam" - ông Phương dẫn chứng.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho rằng khu vực Trung Đông đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án, bao gồm: siêu dự án NEOM tại Ả Rập Saudi với 4 tổ hợp; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỉ USD; siêu dự án Mirror Line có vốn đầu tư 1.000 tỉ USD… Các dự án này đều cần nội thất phân khúc cao cấp, mở ra cơ hội mới cho các thương hiệu nội thất lớn của Việt Nam.

Tương tự, xuất khẩu dệt may sang các thị trường ngách cũng tăng mạnh trong năm 2023. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho hay thị trường Trung Đông có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Người tiêu dùng khu vực này sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm chất lượng tốt. Tuy nhiên, khu vực này có sự đa dạng về văn hóa, đòi hỏi DN phải có sự đầu tư, nghiên cứu, hiểu biết văn hóa, thói quen tiêu dùng và môi trường kinh doanh để chào bán sản phẩm phù hợp.

Phải chào bán sản phẩm phù hợp

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM (HUBA), do có sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, tập quán tiêu dùng... nên lâu nay chúng ta chưa chú trọng khai thác các thị trường Nam Mỹ, các nước Hồi giáo và Ấn Độ. Trong khi đó, thị trường các nước Hồi giáo có sức mua tốt, tính cộng đồng rất cao; nếu một quốc gia đã chấp nhận sản phẩm của mình thì các quốc gia còn lại dễ dàng mở cửa đón nhận. Thị trường Ấn Độ đông dân nhất thế giới, có tín ngưỡng đa dạng nhưng còn tương đối dễ tính trong tiêu dùng. Đây là những "mảnh đất" mới mà DN xuất khẩu Việt Nam cần tập trung khai phá. "Phải làm sao thấu hiểu sâu sắc tập quán tiêu dùng, văn hóa, tín ngưỡng để có những sản phẩm phù hợp, có khả năng thâm nhập thị trường. Song song đó, tăng cường xúc tiến bán hàng vào các thị trường truyền thống, xây dựng bằng được thương hiệu hàng xuất khẩu "made in Vietnam" - ông Hòa nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo