xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tín hiệu tích cực từ kinh tế châu Á

Anh Thư - Xuân Mai

Tại Trung Quốc, theo khảo sát của Caixin/S&P Global hôm 2-12, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã tăng lên 51,5 vào tháng 11, so với mức 50,3 của tháng 10.

Các nền kinh tế lớn của châu Á đã tăng cường hoạt động sản xuất trong tháng 11 giữa lúc nguy cơ đối với thương mại toàn cầu từ nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ hai của ông Donald Trump trở thành mối lo ngại lớn.

Tại Trung Quốc, theo khảo sát của Caixin/S&P Global hôm 2-12, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã tăng lên 51,5 vào tháng 11, so với mức 50,3 của tháng 10. PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất và dưới 50 cho thấy sự thu hẹp. 

Con số trên cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Trung Quốc trong tháng rồi đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong 5 tháng khi các đơn hàng mới, gồm cả từ nước ngoài, thúc đẩy sản lượng tăng đáng kể. 

Theo Reuters, sự phục hồi tiếp diễn này một phần nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh và hoạt động xuất khẩu gia tăng trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1-2025.

Là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, Hàn Quốc cũng ghi nhận hoạt động sản xuất mở rộng. Theo Công ty Tài chính S&P Global, PMI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này đã tăng lên 50,6 vào tháng 11, so với mức 48,3 hồi tháng 10. 

Ông Usamah Bhatti, chuyên gia của Công ty S&P Global Market Intelligence, nhận định các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt phấn khởi nhờ nhu cầu quốc tế cải thiện. Các đơn hàng mới đã tăng lần đầu tiên sau 3 tháng, với đơn hàng xuất khẩu mới tăng trưởng ở mức nhanh nhất kể từ tháng 7. 

Các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan và kỳ vọng vào sự tăng trưởng liên tục của đơn hàng sản phẩm mới và điều kiện trong nước tiếp tục cải thiện.

Một nhà máy sản xuất xe điện ở TP Nam Xương, tỉnh Giang Tây - Trung Quốc  Ảnh: REUTERS

Một nhà máy sản xuất xe điện ở TP Nam Xương, tỉnh Giang Tây - Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất của Ấn Độ vẫn duy trì tốc độ mạnh mẽ dù có phần hạ nhiệt so với những tháng trước đó. Theo khảo sát, PMI đã giảm từ mức 57,5 trong tháng 10 xuống còn 56,5 vào tháng rồi. GDP của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này tăng trưởng 5,4% trong quý III/2024.

Còn tại Nhật Bản, hoạt động sản xuất của các nhà máy trong tháng 11 giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 8 tháng qua do nhu cầu yếu khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng. 

Theo khảo sát, PMI của Ngân hàng Au Jibun trong tháng 11 giảm xuống còn 49, mức thấp nhất kể từ tháng 3. Hồi tháng 10, chỉ số này là 49,2. Nhu cầu yếu trong và ngoài nước là những yếu tố chính dẫn đến sự thu hẹp sản xuất mới nhất nói trên. 

Đáng chú ý, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm trong tháng thứ 33 liên tiếp. Ngoài ra, áp lực chi phí đầu vào vẫn mạnh do giá nhân công, hậu cần và nguyên liệu thô tăng cao, đặc biệt là từ nước ngoài.

 Dù nhu cầu yếu, các nhà sản xuất vẫn lạc quan về triển vọng kinh doanh, kỳ vọng vào việc ra mắt sản phẩm mới và sự phục hồi kinh tế rộng rãi.

Riêng tại Đông Nam Á, Philippines và Thái Lan ghi nhận PMI trong tháng 11 lần lượt tăng lên 53,8 và 50,2. Trong khi đó, một số nước khác có PMI dưới mốc 50, như Myanmar (49,8), Indonesia (49,6) và Malaysia (49,2).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo