Tổng thư ký Hội Trần Thanh Minh cho biết, ước tính đến đầu năm 2012 đã có 31 triệu người sử dụng, trong đó có 70% ở độ tuổi dưới 35. Gần 15% số hộ gia đình có kết nối. Cả nước có 62 báo và tạp chí điện tử, trên mạng có khoảng 300 trang thông tin, đặc biệt 227 mạng xã hội đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Một khảo sát khác cho thấy, người Việt Nam sử dụng Internet để đọc tin tức chiếm 95%; 92 % tìm kiếm thông tin; nghe nhạc 78%; nghiên cứu 72%; và có đến 70% để tán gẫu. Phân tích những con số này, thì khoảng 47% đọc tin tức mỗi ngày. 32% ít nhất xem tin tức 01 tuần/lần; 7% tháng/lần và 8% không thường xuyên. Để truy cập internet có 88% người kết nối từ nhà riêng; 28% từ nơi làm việc; 26% ở các điểm công cộng.
Gần 30% kết nối từ ĐTDĐ hay PDA, dự báo cuối 2012 có khoảng 10 triệu ĐTDĐ sử dụng dịch vụ mạng 3G, hiện tại có khoảng 120 triệu thuê bao. Nhu cầu về nội dung trên thiết bị di động là rất lớn, vì vậy các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng như cộng đồng đang rất quan tâm.
Ở mảng phát thanh và truyền hình số đang hướng đến 2015 có 80% và năm 2020, 100% hộ gia đình xem được truyền hình số với các phương thức khác nhau.
Về thị trường tiếp thị truyền thông số, Hội đã nhận định, có đến 80% người tiêu dùng trước khi mua hàng, nhất là những mặt hàng điện tử và công nghệ, đa phần tìm hiểu thông tin sản phẩm qua mạng. Việc chi phí cho quảng cáo, 75% kinh phí dành cho thực hiện trên TV; khoảng 20 % trên báo in, nhưng lại chi chưa đến 0,5 % cho tiếp thị trực tuyến, điều này cho thấy tính tiện ích của truyền thông số vẫn chưa được khai thác tốt do chưa thấu hiểu sự phát triển của ngành này trong tương lai.
Bình luận (0)