Các nhà khoa học tại Đại học Akron (Mỹ) đã phát triển một lớp điện cực trong suốt có khả năng uốn cong và siêu bền. Mặc dù chưa được chứng nhận nhưng nhóm hứa hẹn công nghệ CliffsNotes của mình sẽ hiệu quả hơn công nghệ màn hình cảm ứng hiện tại.
Trong công bố trên báo khoa học về tài liệu và quá trình phát triển CliffsNotes, tiến sĩ Yu Zhu và nhóm của ông (chủ yếu là sinh viên) đã giải thích chi tiết liên quan đến điện cực dương tạo ra lớp trong suốt giống như indium tin oxide (ITO) được sử dụng trên hầu hết các smartphone hiện nay. Ngoài ra, vật liệu mới còn giúp màn hình siêu bền có thể uốn cong và cung cấp tính dẫn điện cao hơn.
Được biết, công nghệ màn hình ITO truyền thống khá giòn và đắt tiền, trong đó giòn chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng màn hình bị rạn nứt mỗi khi rơi hoặc va đập vào vật cứng. Trong khi đó lớp phim của màn hình siêu bền sẽ tạo ra các điện cực trong suốt mới, có thể giữ lại hình dạng và chức năng trong các thử nghiệm lên đến 1.000 lần uốn cong. Không chỉ có vậy, nhóm nghiên cứu còn cho rằng nó có thể được tiết kiệm chi phí sản xuất dưới dạng cuộn với số lượng lớn.
Trước đó, LG đã cho giới thiệu chiếc điện thoại màn hình cong G Flex, nhưng trong các thử nghiệm thực tế khi thả nó từ trên cao xuống, màn hình đã bị nứt.
Theo Zhu, ông và nhóm của mình đang cố gắng đưa công nghệ mới này ra thị trường càng nhanh càng tốt và có thể cạnh tranh với bất kỳ nhà sản xuất vật liệu màn hình nào hiện nay.
Bình luận (0)