xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuê bao điện thoại phải chụp ảnh chân dung: Không thể áp đặt với thuê bao cũ

Bài và ảnh: Bảo Trân

Hai chuyên gia pháp luật, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Nguyễn Văn Chiến cùng cho rằng không thể bắt buộc chủ thuê bao cũ phải chụp ảnh chân dung và không thể hủy hợp đồng của khách hàng nếu không thực hiện

Liên quan đến việc khách hàng phải chụp ảnh chân dung khi đăng ký thuê bao điện thoại di động theo quy định tại Nghị định số 49/2017/NĐ-CP, bên hành lang Quốc hội (QH) ngày 20-6, trả lời báo chí, một số đại biểu (ĐB) đồng thời là chuyên gia pháp luật cho rằng các chủ thuê bao đang sử dụng có thông tin đầy đủ không nhất thiết phải áp dụng quy định này.

Không áp dụng máy móc

Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, ĐB Lưu Bình Nhưỡng băn khoăn: "Tôi không biết ý định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) như thế nào nhưng mỗi chiếc sim điện thoại khi đăng ký đều khai báo tên, tuổi, số CMND rồi".

Thuê bao điện thoại phải chụp ảnh chân dung: Không thể áp đặt với thuê bao cũ - Ảnh 1.

Theo quy định mới, đăng ký mới thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung

ĐBQH tỉnh Bến Tre này cho rằng về góc độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhà nước không có quyền ban hành thêm thủ tục hành chính. "Quy định này động chạm đến quyền lợi người dân nên phải tính toán để không xung đột với quy định pháp luật hiện hành và không thể đứng trên luật" - ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Theo ĐBQH Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, quy định này chỉ nên áp dụng đối với thuê bao mới hay thuê bao không rõ ràng về danh tính (còn gọi là thuê bao ảo). "Theo tôi, không nên thực hiện một cách máy móc, bắt buộc toàn bộ thuê bao phải thực hiện vì trước đó đã bắt buộc đăng ký theo chứng minh thư. Chủ nhân của những thuê bao này đã có địa chỉ rõ ràng nên việc chụp ảnh không cần thiết và gây tốn kém" - ông Chiến góp ý.

ĐB Nguyễn Văn Chiến "mổ xẻ" về nguyên tắc dân sự, sử dụng dịch vụ hay không đều do hai bên thỏa thuận. Vì thế khi hợp đồng mẫu mà nhà mạng thực hiện theo tinh thần của nghị định này nếu khách hàng không đồng ý thì không cung cấp dịch vụ là bình thường nhưng nó chỉ áp dụng với các thuê bao mới, thuê bao không có danh tính rõ ràng. Còn đối với các trường hợp đã sử dụng trước khi nghị định này ra đời mà buộc khách hàng thực hiện lại cung cấp thông tin ảnh cá nhân là không phù hợp. "Vì hợp đồng đã được giao kết trước khi nghị định này ra đời nên không thể viện lý do không cung cấp ảnh chân dung để hủy hợp đồng" - ông Chiến khẳng định.

Ngăn ngừa thông tin giả mạo

Trước sự lo lắng của người tiêu dùng, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) cho biết vừa qua một số nhân viên của các doanh nghiệp (DN), đại lý phân phối sim điện thoại, điểm đăng ký thông tin thuê bao đã giả mạo thông tin thuê bao. Thậm chí, họ tạo ra CMND giả, lấy chứng minh thư của người này gắn vào số thuê bao rồi bán cho người khác để hòa mạng các sim di động mà không cần có người thật đến đăng ký sử dụng dịch vụ. Thanh tra Bộ TT-TT đã phát hiện nhiều vụ việc đăng ký thông tin giả, kích hoạt sẵn sim nên đã chuyển Bộ Công an xử lý và Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Công an sớm báo cáo kết quả.

Từ thực tế này, Nghị định 49/2017 đã quy định bổ sung thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu. Ảnh chụp người đến trực tiếp sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện. Việc này sẽ tránh được tình trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng hồ sơ của một cá nhân để đăng ký thông tin thuê bao cho các sim thuê bao khác (mà cá nhân đó không biết) trong khi DN chưa có đủ công cụ để phát hiện như đã xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 49 đã bỏ quy định về giới hạn số sim thuê bao cho mỗi tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Viễn thông, việc chụp ảnh chỉ áp dụng cho các thuê bao phát triển mới hoặc các thuê bao có thông tin không chính xác, phải đăng ký lại. Đối với các thuê bao mà DN có cơ sở là thông tin đã chính xác như thuê bao trả sau, thuê bao chuyển từ trả sau sang trả trước, thuê bao mới đăng ký lại thông tin theo đúng quy định trong thời gian vừa qua thì không cần chụp ảnh. DN chỉ cần bổ sung ảnh chụp và phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Các mạng di động sẽ có 12 tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực (24-4-2017) để rà soát cơ sở dữ liệu của mình, thông báo cho các chủ thuê bao có thông tin sai với quy định tại nghị định trên đến đăng ký lại (trong đó có việc chụp ảnh).

Việc chụp ảnh dễ hơn lấy vân tay

Đại diện Cục Viễn thông cho biết nếu so với yêu cầu lấy vân tay của một số nước thì quy định chụp ảnh chân dung tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân rất nhiều. Đầu tư thiết bị và quy trình lấy, lưu trữ dấu vân tay phức tạp hơn so với việc chụp ảnh. Việc triển khai cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ và đúng quy định nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ người dân. Vì vậy, Bộ TT-TT mong muốn khách hàng hiểu và hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia và của mỗi người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo