xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truyền hình “lột xác”

Chánh Trung- Bích Vân

Công nghệ truyền hình số giúp nâng chất lượng âm thanh, hình ảnh, chuẩn HD và 3D (ba chiều), tối ưu sử dụng tài nguyên băng tần

Việt Nam đã chính thức lần lượt số hóa truyền hình (SHTH), chuyển đổi công nghệ thu, phát từ analog (tương tự) sang kỹ thuật số cho các khu vực trên cả nước. Từ ngày 1-11, TP Đà Nẵngtỉnh Quảng Nam là khu vực đầu tiên chính thức phát sóng bằng công nghệ số mặt đất và cho đến năm 2020 sẽ hoàn tất việc chuyển đổi trên toàn quốc. SHTH cũng sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh mạnh, buộc các nhà đài phải thay đổi chất lượng chương trình để giữ khán giả.

Không khó chuyển đổi

Để thực hiện đề án SHTH, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã triển khai hỗ trợ đầu thu THS mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn trung ương trên địa bàn TP Đà Nẵng và 4 huyện của tỉnh Quảng Nam từ nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng cũng đã triển khai hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Đến nay, đã có 5.644 hộ gia đình tại Đà Nẵng và 11.408 hộ tại tỉnh Quảng Nam được hỗ trợ đầu thu. Ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP Đà Nẵng, cho biết tại Đà Nẵng có 95% hộ sử dụng truyền hình cáp và THS, thu được 40 kênh THS. Quảng Nam có 90%-95% hộ gia đình thuộc huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên và TP Hội An đã chuyển sang sử dụng THS.

Trước ngày 1-11, nhiều người dân khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam tìm mua đầu thu kỹ thuật số Ảnh: Bích Vân
Trước ngày 1-11, nhiều người dân khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam tìm mua đầu thu kỹ thuật số Ảnh: Bích Vân

Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, cho biết các đầu thu hợp pháp phải có chứng nhận công bố hợp quy do Bộ TT-TT, cơ sở bán đầu thu chưa được công bố hợp quy sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo các chuyên gia, để xem được THS miễn phí, người dùng nên mua tivi mới có tích hợp chuẩn DVB-T2 hoặc vẫn giữ lại tivi cũ và mua thêm đầu thu số (set-top box) hỗ trợ thu sóng DVB-T2 sau đó kết nối với tivi để bắt sóng. Đại diện siêu thị Điện Máy Xanh cho biết: “Dấu hiệu nhận biết tivi có tích hợp chuẩn DVB-T2 là phải có logo SHTT của Bộ TT-TT. Logo DVB -T2 có hình dạng như con mắt với dãy màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Bên cạnh đó, người dùng có thể vào phần cài đặt (Setting) của tivi, tìm mục cài đặt Digital (Digital Set-up). Tivi có mục Digital trong cài đặt là tivi được hỗ trợ DVB-T2, người dùng mua thêm các ăng-ten râu dùng trong nhà hay các ăng-ten UHF loại nhỏ gắn ngoài trời kết nối với tivi để thu sóng”.

Thị trường không biến động

Theo các chuyên gia, thị trường đầu thu rất đa dạng, cả về chủng loại mẫu mã và đủ loại giá. Người dùng nên chọn mua đầu thu của các nhà cung cấp chính hãng hay sản phẩm của các hãng điện tử có uy tín trên thị trường. Các đầu thu này có giá bán từ 500.000-800.000 đồng, gồm cả ăng-ten râu hoặc ăng-ten ngoài trời nhưng vẫn cho chất lượng tốt, hình ảnh sắc nét, chế độ bảo hành linh hoạt, giao diện thân thiện.

Anh Đỗ Viết Đức, chủ cửa hàng điện tử Đa Minh Việt (đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Đà Nẵng), cho hay người dùng có rất nhiều lựa chọn khi mua các loại đầu thu, các sản phẩm sản xuất trong nước có giá từ 380.000-500.000 đồng. Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu có giá từ 500.000-900.000 đồng. “Giá khác nhau nhưng chất lượng, số lượng kênh thu giống nhau” - anh Đức khẳng định. Cũng theo anh Đức, sau ngày 1-11, thị trường đầu thu tại Đà Nẵng khá trầm lắng, nguyên nhân do người dùng đã chủ động mua từ trước đó. Theo các chủ cửa hàng điện tử trên địa bàn TP Đà Nẵng, một nguyên nhân khác khiến đầu thu không sốt hàng là do tivi sản xuất sau năm 2014 đều đã tích hợp sẵn chức năng này. Các hãng sản xuất tivi đều nắm rõ lộ trình cắt sóng analog, phát sóng kỹ thuật số nên họ đón đầu thị trường.

Tại TP HCM, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tivi có tích hợp DVB-T2 24 inch giá rẻ nhất là 3 triệu đồng, các tivi từ 24-40 inch của các hãng như TCL, Sony, Samsung… có giá từ 3,5-10 triệu đồng, từ 40-90 inch có giá trên 10 - 400 triệu đồng.

Đại diện hãng Samsung cho hay tất cả mẫu tivi trên 32 inch của hãng được xuất xưởng năm 2014 đều được tích hợp đầu thu theo chuẩn DVB-T2. Theo nhiều chủ cửa hàng điện máy, trên thị trường hiện có rất nhiều mẫu tivi có tích hợp DVB-T2, giá cả không chênh lệch nhiều so với các tivi không có tích hợp chuẩn này. Theo Cục Viễn thông, các hãng sản xuất tivi đã công bố tại Việt Nam 419 mẫu tivi số tích hợp chuẩn DVB-T2 hợp quy.

Cạnh tranh “giữ chân” người xem

Hiện cả nước có 61 kênh truyền hình địa phương, phát sóng theo dạng analog cần rất nhiều tần số nên phạm vi phát rất hẹp. Công nghệ số được phát rộng rãi, khán giả tại địa phương này có thể xem được nhiều kênh truyền hình của các địa phương khác. Ông Đoàn Quang Hoan cho biết khi thực hiện số hóa, các đài địa phương sẽ tập trung sản xuất những chương trình có chất lượng để phục vụ khán giả. Chức năng phát sóng được giao cho các doanh nghiệp. Từ nay đến hết năm 2020, hệ thống phát sóng tương tự mặt đất của các đài truyền hình địa phương sẽ lần lượt dừng hoạt động. Chương trình của các đài truyền hình địa phương sẽ phát sóng trên hạ tầng của doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng toàn quốc hoặc của khu vực sẽ được người xem cả nước hoặc trong khu vực theo dõi. Hơn nữa, trên mỗi hạ tầng truyền dẫn phát sóng sẽ có rất nhiều kênh chương trình của đài trung ương và tỉnh, thành khác. Khi đó, chương trình của đài nào hay hơn, hấp dẫn hơn sẽ được người xem lựa chọn.

Theo các chuyên gia viễn thông, các đài cần tăng đầu tư các trang thiết bị, công nghệ sản xuất chương trình, xây dựng trường quay tiên tiến, các nội dung mới, lạ. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi tại khu vực phía Nam, hiện nhiều nhà đài, nhất là các đài tỉnh, chưa có sự thay đổi lớn về nội dung chương trình cũng như các dịch vụ nội dung dù đề án SHTT đã khởi động từ lâu. Nhiều nhà đài vẫn giữ nguyên nội dung các chương trình cũ như khi phát sóng analog. Các chương trình dịch vụ nội dung về giải trí, thể thao… hầu như không có sự thay đổi, cải tiến về mặt hình ảnh, nội dung.

Người dân ít bị ảnh hưởng

Tại TP HCM, ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP HCM, cho biết: “Thống kê sơ bộ của sở cho thấy số lượng người dân tại các huyện vùng xa của TP HCM đang sử dụng tivi công nghệ analog không nhiều. Do vậy, lộ trình SHTH không tác động nhiều đến người dân TP HCM. Đối với người dân đã và đang sử dụng gói dịch vụ trả tiền (truyền hình cáp trả phí của SCTV, HTVC…, dịch vụ truyền hình vệ tinh của K+, dịch vụ truyền hình số mặt đất của VTV, VTC… hoặc dịch vụ truyền hình internet IPTV của VNPT, FPT, Viettel…) không phải mua bộ giải mã tín hiệu DVB-T2. Yêu cầu dùng bộ giải mã chỉ áp dụng với những hộ dân đang dùng truyền hình công nghệ analog để người dân được xem khoảng hơn 20 kênh truyền hình miễn phí thay vì chỉ được sử dụng 3-4 kênh như hiện nay”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo