icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM sẽ làm đường hai tầng xuyên quận 7, vượt sông Đồng Nai?

NGỌC QUÝ - THU HỒNG

(NLĐO) - TP HCM nghiên cứu làm đường trên cao hai tầng, hướng tới giảm giải tỏa mặt bằng và tăng năng lực kết nối từ Nam Sài Gòn đến sân bay Long Thành.

TP HCM đang bước đầu nghiên cứu phương án xây dựng đường trên cao hai tầng nhằm hình thành tuyến giao thông tốc độ cao, hạn chế tối đa việc giải tỏa mặt bằng, trong bối cảnh thành phố và tỉnh Đồng Nai phối hợp triển khai dự án cầu Phú Mỹ 2 – tuyến kết nối chiến lược đến sân bay Long Thành.

TP HCM sẽ làm đường hai tầng xuyên quận 7, vượt sông Đồng Nai? - Ảnh 1.

Phối cảnh đường 2 tầng đang được TP HCM nghiên cứu - Ảnh: Sở Xây dựng

Thông tin trên được ông Vương Quang Hưng, Trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình giao thông đường bộ (Sở Xây dựng TP HCM), xác nhận ngày 19-5. Theo ông Hưng, ý tưởng đường hai tầng được xem xét trên các đoạn tuyến có quỹ đất hạn chế, trong đó đáng chú ý là khu vực đường Hoàng Quốc Việt (quận 7). Giải pháp công trình này kỳ vọng sẽ tăng năng lực lưu thông, giảm chi phí và tác động xã hội do giải phóng mặt bằng.

"TP HCM lần đầu tiên nghiên cứu đến mô hình đường trên cao hai tầng. Tuy nhiên, đây là phương án đã được nhiều quốc gia áp dụng, điển hình là Trung Quốc", ông Hưng cho biết. Hiện giải pháp vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, chờ hoàn thiện các phương án chi tiết trong thời gian tới.

Dự án cầu Phú Mỹ 2 là một phần trọng yếu của tuyến đường nối Nam Sài Gòn đến sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Hướng tuyến dự kiến khởi đầu từ đường Nguyễn Hữu Thọ, qua đường Hoàng Quốc Việt đến Đào Trí (quận 7), vượt sông Đồng Nai và nối vào hệ thống đường Liên Cảng – đường 25C tại Nhơn Trạch (Đồng Nai), hướng thẳng về Long Thành.

Tổng chiều dài toàn tuyến được nghiên cứu khoảng 16,7 km, quy mô 8 làn xe gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, với tổng vốn đầu tư sơ bộ gần 21.500 tỷ đồng. UBND TP HCM là cơ quan chủ quản dự án.

Sau cuộc họp giữa hai địa phương hồi tháng 4, TP HCM và Đồng Nai đã thống nhất giao các sở ngành liên quan rà soát, cập nhật vị trí cầu và tuyến đường kết nối vào các đồ án quy hoạch. Các phương án đầu tư và nguồn vốn sẽ được đề xuất trong quý III năm nay, với mục tiêu trình chủ trương đầu tư vào cuối năm 2025 và khởi công năm 2027.

Song song với tuyến này, TP HCM cũng đang xúc tiến nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư nhiều dự án đường trên cao khác nhằm giải quyết bài toán ùn tắc ở các cửa ngõ, như tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh – Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh), Trường Chinh – Cộng Hòa (quận Tân Bình). Một số công trình mở rộng hạ tầng lớn như quốc lộ 13 hay trục Bắc – Nam theo hình thức BOT cũng đã tích hợp phương án đường trên cao.

Theo giới chuyên gia, trong bối cảnh đô thị khan hiếm quỹ đất, đường trên cao được xem là giải pháp kỹ thuật hiệu quả. Không chỉ tận dụng được không gian chiều cao để tăng năng lực giao thông, phương án này còn giảm đáng kể tác động đến khu dân cư hiện hữu, giúp rút ngắn thời gian và chi phí đầu tư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo