icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trăn trở về quê hay ở lại thành phố của người lao động

Thanh Yên - Minh Khải

(NLĐO) - Sự chênh lệch lương tối thiểu giữa các khu vực đang tạo ra khoảng cách không nhỏ trong đời sống của người lao động

Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương tôi thiểu (LTT) vùng đã cải thiện đáng kể. trong đó cao nhất gần 5 triệu đồng/tháng tại vùng I và thấp nhất là 3,45 triệu đồng/tháng tại vùng IV. 

Vùng

Lương tối thiểu tháng (đồng/tháng)

Lương tối thiểu giờ (đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 74/2024, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024

Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, mức LTT hiện nay nhìn chung vẫn còn ở mức thấp, chưa đủ để đảm bảo một cuộc sống ổn định cho người lao động. Mặt khác, sự chênh lệch giữa các vùng đang tạo nên khoảng cách đáng kể trong mức sống của người lao động, đặc biệt là những người đang cân nhắc rời đô thị về quê lập nghiệp.

Trăn trở về quê hay ở lại thành phố của người lao động- Ảnh 1.

Dù đã nhiều lần được điều chỉnh, nhưng mức lương tối thiểu vẫn chưa theo kịp mặt bằng chi phí thực tế, nhất là ở các vùng nông thôn

Không như mong đợi

Sau nhiều năm làm công nhân may tại TP HCM, chị Bùi Thị Thanh Tuyền đã xin chuyển về làm việc tại nhà máy mới của công ty đặt tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, quê hương của chị. Quyết định này được chị đưa ra với kỳ vọng rằng chi phí sinh hoạt ở quê sẽ thấp hơn, lại được ở gần cha mẹ, không tốn tiền thuê trọ, từ đó có thể tiết kiệm được nhiều hơn.

Tuy nhiên, thực tế lại không như mong đợi. Vì nhà máy nằm ở khu vực vùng IV, công ty chỉ áp dụng mức lương tối thiểu thấp nhất theo quy định là 3,45 triệu đồng/tháng. 

Mặc dù thu nhập chính của chị vẫn dựa trên sản phẩm nhưng nhiều khoản phụ cấp và chế độ lại được tính trên mức LTT. Bên cạnh đó, do đa phần công nhân là người địa phương, công ty không còn hỗ trợ tiền thuê nhà trọ như trước khiến tổng thu nhập hàng tháng của chị giảm khoảng 20%, còn khoảng 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nhà cách nhà máy gần 30 km, mỗi ngày chị phải đi lại gần 60 km, chi phí xăng xe tăng lên đáng kể.

Trăn trở về quê hay ở lại thành phố của người lao động- Ảnh 2.

Chênh lệch mức lương tối thiểu giữa các vùng tạo ra rào cản cho người lao động trong việc lựa chọn nơi làm việc phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân

"Về quê giúp tôi cảm thấy dễ thở hơn vì được ở trong chính ngôi nhà của mình, nhưng thực tế chi phí sinh hoạt ở quê cũng đang tăng, không còn thấp như trước nên vẫn rất khó để tích lũy" - Chị Tuyền trăn trở.

Theo chị Tuyền, mức chênh lệch LTT giữa vùng I và vùng IV hiện nay là hơn 1,5 triệu đồng mỗi tháng, một con số khá lớn trong bối cảnh giá cả ngày càng leo thang tại các địa phương. Điều chị mong mỏi là nhà nước sớm xem xét lại chính sách tiền lương theo vùng, điều chỉnh theo hướng rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, vì mức lương 3,45 triệu đồng/tháng hiện nay là quá thấp, không còn phù hợp với mặt bằng chi phí thực tế.

Chị cũng lo lắng rằng LTT không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống trước mắt mà còn kéo theo nhiều hệ lụy về lâu dài. 

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đều đóng BHXH, BHYT và BHTN dựa trên LTT cộng thêm phụ cấp tay nghề khoảng 7%. 

"Nếu LTT quá thấp, các chế độ an sinh sau này, đặc biệt là lương hưu, sẽ khó đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động khi về già" - chị Tuyền nói.

Mong chính sách khuyến khích

Không chỉ riêng chị Tuyền, nhiều lao động có ý định về quê lập nghiệp cũng đối mặt với cùng nỗi lo về mức thu nhập và an sinh. 

Anh Trần Văn Hiếu, công nhân cơ khí đã làm việc gần 12 năm tại Khu Công Nghiệp An Hạ (huyện Bình Chánh, TP HCM) cũng đang băn khoăn trước quyết định về quê. 

Thu nhập của anh hiện ổn định ở mức 11-12 triệu đồng/tháng nhờ thâm niên và kỹ năng tay nghề, song áp lực chi tiêu tại thành phố ngày càng lớn khi giá nhà trọ, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu đều tăng mạnh. Cha mẹ ở quê đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, anh muốn về gần để tiện chăm sóc, đồng thời hướng đến cuộc sống ít áp lực hơn.

Thế nhưng, điều khiến anh Hiếu lưỡng lự chính là mức LTT ở quê nhà Nghệ An, hiện thuộc vùng III. "Tôi nghe nói nhiều doanh nghiệp ở quê trả lương dựa trên mức tối thiểu, chưa chắc họ tính đến kinh nghiệm hay thâm niên như ở thành phố. Nếu về mà lương thấp hơn quá nhiều, tôi khó mà cáng đáng được cả gia đình" - anh Hiếu nói.

Anh Hiếu mong muốn sẽ có chính sách khuyến khích giữ chân lao động có kinh nghiệm tại địa phương, chẳng hạn như tạo điều kiện để doanh nghiệp trả lương theo năng lực, tay nghề và thâm niên thay vì cứng nhắc áp dụng mức LTT vùng. Bởi nếu chỉ dựa trên mức lương vùng thấp, người lao động lâu năm như anh sẽ khó tìm thấy động lực để quay về quê làm việc, dù trong lòng rất mong muốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo