... Phải có người sai thì dư luận xã hội mới không đồng tình. Bởi nếu quy định đúng, phù hợp với thực tiễn thì chắc chắn không ai phản đối.
Như vậy, chúng ta có thể hình dung hoặc hiểu theo nghĩa nếu cơ quan quản lý không sai, quy định không sai thì có lẽ cô giáo Trương Thị Lan đã sai khi chọn nghề giáo để làm việc trong suốt cuộc đời lao động của mình, hay không?
Khi chính sách không còn phù hợp thì chúng ta cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn để nhận được sự đồng thuận của xã hội.
Cần phải bảo đảm công bằng trong chính sách để giữ vững nguồn quỹ, không vỡ quỹ BHXH. Đừng chỉ nghĩ đến việc làm sao để bảo vệ quỹ, thay vào đó nên xây dựng chính sách phù hợp làm sao để người lao động tiếp tục đóng vào quỹ.
Tôi cảm nhận rằng chính sách BHXH hiện nay đang lo vỡ quỹ và nặng về bảo vệ cơ quan quản lý quỹ hơn là bảo vệ quyền lợi của những người đóng góp vào quỹ.
Rõ ràng người lao động đâu có sai, vì họ đóng theo quy định của nhà nước. Nhưng mức chênh lệch lớn như thế, rõ ràng chính sách có vấn đề và cần điều chỉnh".
(Đại biểu Quốc hội TRẦN KIM YẾN, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, trả lời Báo Người Lao Động bên lề hành lang Quốc hội sáng 1-11 về việc cô giáo Trương Thị Lan, Trường Mầm non Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), về nghỉ hưu sau 37 năm làm việc chỉ được nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng).
Bình luận (0)