Người dân ven đường Đê La Thành đoạn Hoàng Cầu - Giảng Võ căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối giải phóng mặt bằng để làm bãi gửi xe, trồng cây Ảnh: BÁO THANH NIÊN
"Suất đầu tư 3,5 tỉ đồng cho 1 m đường là do kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án quá lớn (khoảng hơn 82% tổng mức đầu tư). Nếu phần kinh phí này được dùng để đầu tư hạ tầng thì chúng ta có thể làm được hàng trăm km đường, rất nhiều hạ tầng phục vụ phát triển đô thị.
Thử hình dung nếu dùng số tiền trên để đầu tư vào giao thông ô bàn cờ và xương cá cùng một số hạ tầng thiết yếu hai bên đại lộ Thăng Long, chắc chắn chúng ta có thể tạo ra một khu vực đô thị vệ tinh giải quyết nhà ở cho hàng chục nghìn người đang ở trong khu vực nội đô, qua đó giảm tải sức ép trong khu vực trung tâm, phát triển đô thị một cách cân bằng và bền vững hơn rất nhiều".
(TS TRẦN HỮU MINH, chuyên gia giao thông vận tải).
"Hà Nội vẫn đang dùng một cách thức là nhà nước thu hồi đất của người dân mà trên thế giới đã gần như không có nước nào áp dụng. Bỏ ngân sách ra làm, chấp nhận mức bồi thường chiếm đến 80% tổng giá trị con đường, là không hợp lý. Ở nhiều nước, họ quy hoạch lại toàn bộ hai bên tuyến đường cần đầu tư, tạo quỹ đất mặt đường rồi đấu giá thu lấy tiền làm đường; đồng thời, có thể quy hoạch xây dựng nhà chung cư để tổ chức tái định cư cho người dân tại chỗ. Tôi cũng thấy rất khó hiểu vì sao TP Hà Nội lại không áp dụng theo cách thức khoa học hơn như vậy".
(GS ĐẶNG HÙNG VÕ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nêu quan điểm trên Báo Thanh Niên về dự án xây dựng đường vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục ngày 1-3).
Bình luận (0)