Khu vực bể chứa quặng thăm dò của Công ty CP Khánh An tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
"Vì vướng quy định nên chúng tôi không thể xử lý được. Các lao động Trung Quốc mà Công ty CP Khánh An sử dụng đều chỉ có thời hạn làm việc dưới 3 tháng ở Việt Nam nên không cần làm thủ tục xin - cấp giấy phép.
Sau khi họ về nước khoảng 1 tháng lại quay trở lại Việt Nam làm việc như thường, mỗi lần quay trở lại họ đều khai báo, làm thủ tục liên quan đầy đủ nên không thể xử lý".
(Bà ĐINH THỊ HƯNG - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Lào Cai)
"Đặt trong bối cảnh đất hiếm là tài nguyên quyết định đến cuộc phát triển công nghệ 4.0. Nếu quốc gia nào có được đất hiếm là chiếm được ưu thế trong vấn đề này. Trung Quốc là nước được đánh giá có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới nhưng cũng đang dần cạn kiệt. Các chuyên gia cũng nhận định trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam không kém gì Trung Quốc.
Trung Quốc từng nhiều lần bày tỏ ý định muốn khai thác đất hiếm ở Việt Nam nhưng chưa được cũng vì tầm quan trọng của tài nguyên này ở hiện tại và tương lai. Đặt trong bối cảnh đó, việc sử dụng chuyên gia Trung Quốc của Công ty CP Khánh An cần hết sức thận trọng, tránh thất thoát tài nguyên. Cơ quan chức năng cần vào cuộc quản lý chặt chẽ vấn đề này".
(GS-TSKH LÊ HUY BÁ - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường - cho biết trên Báo Đất Việt ngày 4-12).
Bình luận (0)