Nhưng cũng không phủ nhận trong số học viên do điều kiện và hoàn cảnh mà họ buộc phải đi học theo các hệ này.
Có không ít người giỏi, người có trình độ, có những cống hiến, đóng góp cho xã hội trong số những người được đào tạo hệ tại chức, hệ chuyên tu.
Đáng tiếc, một thực tế không thể phủ nhận đó là phần lớn trong số này chỉ đi học cho có bằng để tranh đua với thiên hạ, trong khi chất lượng và trình độ còn quá nhiều khiếm khuyết và hạn chế.
Đối với hệ chính quy, dư luận đang dễ đồng thuận với nhau cho rằng so với chuyên tu và tại chức, chất lượng của người nhận bằng có cao hơn, chỉn chu hơn.
Tuy nhiên, theo dõi quá trình đào tạo hệ cử nhân chính quy trong nhiều năm qua tôi thấy có một thực tế không thể phủ nhận, đó là có hiện tượng "trăm hoa đua nở", ngành ngành đào tạo, các địa phương đua nhau đào tạo, cấp bằng cử nhân.
Đã có thời điểm các trường đại học mọc ra như nấm. Theo đó, là hiện tượng chất lượng đầu vào bị suy giảm. Tiếp theo, quá trình đào tạo thì lại có hiện tượng các trường đua nhau theo kiểu "cạnh tranh xuống đáy", đua nhau nới điểm, nâng điểm để làm đẹp các bằng cử nhân cấp cho người học (…).
Hiện tượng này tác động mạnh đến các trường, các thầy cô đến nỗi, khá nhiều nơi đã có chủ trương nâng điểm, nới điểm để sinh viên dễ đạt bằng khá, bằng giỏi như trên tôi đã nói.
Đây là hiện tượng rất nguy hiểm khi mà người học theo hệ chính quy mặc dù được nhận bằng khá, bằng giỏi khi ra trường nhưng chất lượng không cao, khi tham gia vào hoạt động, công tác tại các cơ quan, tổ chức, nhiều tân cử nhân rất lóng ngóng, ngô nghê, thiếu tự tin khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Và kết quả đương nhiên là chất lượng tham mưu, chất lượng thi hành công vụ có nhiều nơi, nhiều lúc bị xuống cấp trầm trọng.
[Trích bài của TS LÊ HỒNG SƠN (người trong hình avatar) - nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - trên Báo Đất Việt; tựa trích dẫn do tòa soạn đặt lại].
Bình luận (0)