"Mỗi năm, cả nước cần tới hơn 500 tỉ m3 nước ngọt. Nguồn nước trong nước chỉ đáp ứng được 300 tỉ m3 tính theo lượng mưa và phân bổ trên tất cả các hồ, sông, suối của cả nước. Tuy nhiên, điểm khó khăn của khu vực ĐBSCL là nơi đây không có nhiều hồ chứa để dẫn nước về.
Vì thế, chiến lược ngọt hóa dài hạn cần phải tính đến chuyện chuyển nước từ miền Đông sang miền Tây bằng các đường dẫn nước, đồng thời phải xây dựng các hồ trữ nước ngọt đạt chuẩn. Như vậy mới là ngọt hóa đúng nghĩa.
Hỗ trợ tiền, cứu trợ nước ngọt là không đủ. ĐBSCL có hàng loạt hệ thống thủy lợi lớn nhưng tỉnh nào biết tỉnh ấy, phải nối các kênh tưới nước từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Trong khi chờ đợi chiến lược ngọt hóa lâu dài thì phải nối bằng các công trình tạm, có thể là các đường ốp tôn để đưa nước ngọt tới cho người dân. Muốn vậy, phải có cơ sở dữ liệu tính toán thủy văn, thổ nhưỡng chịu được mặn bao nhiêu, nguồn nước ngọt có bao nhiêu..., từ đó tính toán đường dẫn, nghiên cứu giống cây chịu mặn...".
(GS-TS VŨ TRỌNG HỒNG, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi - nay là Bộ NN-PTNT, nêu quan điểm trên Đất Việt ngày 26-3).
Bình luận (0)