ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng trong một phiên chất vấn trước Quốc hội - Ảnh: Quốc hội
"Vietnam Airlines (VNA) là doanh nghiệp có đến 90% là vốn Nhà nước. Tài sản của VNA là tài sản của Nhà nước vì thế đặt vấn đề giải cứu VNA chính là thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội chứ không còn là vấn đề kinh tế độc lập
Cần tính toán những vấn đề đó và đặt ra nhiệm vụ chính trị, xã hội trong việc giải cứu Vietnam Airlines. Chính phủ, Nhà nước phải thực hiện để cân đối, vừa bảo đảm quyền lợi ích của đất nước vừa bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19. Chúng ta vẫn phải nhìn vào thực trạng hiện nay của doanh nghiệp này. Quan điểm là không bênh vì thực tế hoạt động của Vietnam Airlines vẫn còn nhiều bất cập. Nhưng câu chuyện này sẽ bàn ở một dịp khác, còn hiện nay, việc cứu đơn vị này vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Vietnam Airlines là doanh nghiệp hàng không mấy chục năm nay mà còn thua lỗ như thế thì không biết những hãng khác còn khó khăn đến mức nào? Với quan điểm của một ĐBQH, tôi nhấn mạnh bên cạnh việc cấp tín dụng cho VNA thì Chính phủ cũng phải tính đến phương án để cứu các hãng hàng không khác. Ví dụ lãi suất đang 4% thì nên hạ xuống còn 2%, trừ tất cả các chi phí đi thì chỉ còn hòa vốn.
VNA cần có những cam kết về việc được hỗ trợ 12.000 tỉ đồng. Thực tế Chính phủ cấp tín dụng chứ không phải cho không. Vì thế cần đặt ra những cam kết từ VNA và nếu cần thiết thì có thể đưa tài sản của VNA ra để thế chấp?".
(ĐBQH LƯU BÌNH NHƯỠNG (đoàn Bến Tre) chia sẻ với VTC News ngày 18-11 trước thông tin Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19).
Bình luận (0)