Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội - Ảnh: VTC News
... Cho nên, cần phải xem xét vấn đề này thật thấu đáo, đồng thời đánh giá một cách logic, trật tự đúng quy trình để khi làm rõ trắng đen, khôi phục lại các quyền lợi về chính trị, tinh thần cho người bị oan.
Theo tôi, cần thực hiện việc lựa chọn nhân sự đúng quy trình, đặc biệt có bảo đảm của việc tiến cử. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về tính "chịu trách nhiệm" trong việc giới thiệu nhân sự. Theo đó, người có trách nhiệm giới thiệu nhân sự chịu trách nhiệm bảo đảm về phẩm chất, trình độ của người được giới thiệu. Khi có nội dung tố cáo xảy ra, người giới thiệu đó tiếp tục bảo đảm, bảo lưu kết quả giới thiệu của mình trước cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi vấn đề chưa làm rõ đúng sai, theo quy định hiện hành sẽ tạm dừng việc đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu. Nhưng khi giải quyết xong rồi, xác minh việc tố cáo là sai sự thật, sẽ hồi tố hiệu lực cho người bị ảnh hưởng đó. Và quy trình đề bạt, giới thiệu vẫn tiếp tục. Tức là chỉ ngừng lại tạm thời, mà không phải chấm dứt hoàn toàn quá trình giới thiệu này. Ngoài ra cũng có quy định về thời hạn tiếp nhận đơn thư tố cáo, được nêu rõ trong pháp luật về bầu cử, cũng như quy định bầu cử của Đảng.
Bên cạnh đó, khi làm rõ hành vi tố cáo sai sự thật, cố ý bức hại người khác, cần trừng trị kẻ lạm dụng quyền tố cáo, nhằm âm mưu loại bỏ nhân sự được giới thiệu hay vu khống, bôi nhọ uy tín, danh dự của họ".
(Đại biểu Quốc hội LÊ THANH VÂN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, nêu quan điểm trên VTC News ngày 6-10 về việc trước các kỳ đại hội thường xuất hiện nhiều đơn thư tố cáo, đặc biệt là tố cáo sai sự thật)
Bình luận (0)