"Trong giáo dục, không bao giờ có hiện tượng đồng loạt như thế, vì khả năng, sở trường của mỗi người khác nhau, mức độ nỗ lực lại càng khác. Trừ khi để đạt được điều ấy, các con đã cùng được luyện một số bài toán, văn mẫu giống nhau và thuộc bài đọc tiếng Anh cô giới hạn trong một vài trang sách. Đó là "quy trình sản xuất" điểm 10, không phải hành trình chinh phục điểm 10.
Không bao giờ có hiện tượng đồng loạt điểm 10 vì khả năng, sở trường của mỗi người khác nhau, mức độ nỗ lực lại càng khác
Từ lúc nào điểm 5, 6, 7 bị "tuyệt chủng" trong nấc thang đánh giá? Từ lúc nào 10 là bình thường, 9 kha khá và 8 là yếu kém? Từ lúc nào điểm 10 bị ghét bỏ, khinh thường, lên án? Vì vậy, hãy trả điểm 9, 10 trở lại vị trí xứng đáng của nó để người đạt được không cảm thấy thờ ơ hay hổ thẹn.
Đừng khuyên con bằng mọi giá có điểm 10 nhưng cũng đừng nói với con rằng con không cần điểm 10".
(Cô NGUYỄN KHÁNH LY - giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) - nêu quan điểm trên Zing ngày 1-6).
Bình luận (0)