"Việc cúng lễ thần linh, phật, thánh, tổ tiên thì điều quan trọng nhất là thành tâm cầu nguyện, "lễ bạc, lòng thành" là tốt nhất. Việc thả cá chép để đưa ông Táo về trời ở miền Bắc hoặc đốt ngựa giấy, tranh giấy ở miền Nam chỉ là xưa bày ra vậy nên ngày nay làm theo thôi. Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời, chứ không có ý nghĩa phóng sinh như trong Phật giáo.
Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời Ảnh: NLĐO
Ngày nay ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị ngày càng trầm trọng. Vào ngày cúng ông Táo, người dân không nên đốt vàng mã trong các nghi lễ cúng tế. Đốt vàng mã phải được xem là hủ tục mà mỗi người cần có ý thức loại bỏ.
Còn việc phóng sinh, cần hiểu đúng theo ý nghĩa ban đầu là con người gặp vật nuôi quý hiếm bị bắt, bị nạn thì tìm cách giải thoát, cứu nạn rồi thả về môi trường tự nhiên. Hoặc nếu muốn phóng sinh thì nên mua lại những loại chim, cá sắp bị giết thịt rồi thả về tự nhiên. Việc mua các loài vật, nhất là loài gây hại môi trường và mang thả xuống sông, hồ thì không phải là phóng sinh mà còn làm hại tự nhiên. Vì vậy, theo tôi không nên thả cá hoặc phóng sinh trong ngày cúng ông Công, ông Táo".
(Ông TRẦN ĐÌNH SƠN, Phó Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nêu quan điểm trên VnExpress ngày 17-1 (nhằm Ngày ông Công, ông Táo 23 tháng chạp Âm lịch).
Bình luận (0)