"Chửi thề khi cãi nhau. Chửi thề khi đang bực bội một mình. Chửi thề còn để bày tỏ sự thân mật, tình bạn bè bằng hữu.
Cách chửi gây phản cảm nhất với cá nhân tôi là "chơi nổi" bằng lời chửi thề. Cả thanh thiếu niên lẫn người lớn, đặc biệt là thanh thiếu niên đang học làm người lớn, nhiều khi họ chửi thề là để làm sang, để chỉ cho người ta biết mình là người từng trải, dày dặn mùi đời. Và ở không ít người, chửi trở thành sở thích, tức thói hư, theo kiểu muốn nói điều gì thật sinh động cũng phải kèm thêm vài lời thô thiển làm gia vị.
Nếu phải lựa chọn một nét đặc trưng trong cách chửi thề của người Việt, điểm khác với các văn hóa tôi đã biết thì đó là sự pha lẫn giữa cái tục tĩu và cái gì đó gần như hồn nhiên, tự phát, có nét "ngây thơ" chứ không thâm như một số nước dùng tiếng Anh.
... Suy cho cùng, có nhiều cách giải tỏa giận dữ hay hơn việc ném vào mặt nhau những lời tục tĩu. Đấm thật mạnh cho vỡ bao cát ở phòng gym, hét lên chỗ không người để thoả mãn bản năng hung hăng của mình là một phương pháp khá hay được đề nghị bởi các bác sĩ răng hàm mặt. Còn ai sợ khẩu nghiệp thì tốt nhất gắng nuốt giận, á khẩu và ngồi xuống, khoanh chân mở nhạc thiền.
Tôi đang hồi hộp vì không dám chắc đề nghị của tôi được hưởng ứng và có thể giúp một người đang sôi máu hạ hoả hay họ còn chửi tôi nặng hơn nữa".
(Giảng viên đại học CAMERON SHINGLETON nêu quan điểm trên VNExpress ngày 8-5).
Bình luận (0)