"Năm nào cũng vậy, ngành nông nghiệp cũng đương đầu với khó khăn tiêu thụ, đều như vắt chanh, các hiệp sĩ xuất hiện. Họ, những sinh viên, công chức hay các tiểu thương sẵn sàng bỏ thời gian, công sức, tiền bạc, mua cùng giá của nông dân và bán lại cùng giá cho người tiêu dùng, lên mạng huy động mọi người ủng hộ nông dân...
Ít nhất 3 tấn dưa hấu được người dân TP HCM thu mua giúp nông dân Gia Lai và phát tặng miễn phí. Ảnh: Người Lao Động
... Tôi yêu hình ảnh anh chàng Don Quijote lãng mạn thời thơ ấu nhưng luôn mong xã hội chúng ta dần sẽ không còn hiệp sĩ, những Lục Vân Tiên, bởi tất cả cơ quan chức năng thực sự hoạt động hiệu quả. Ví như riêng với nông sản, là khi các viện nghiên cứu đưa ra được các giống phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết và đặc biệt là nhu cầu thị trường; những người làm chính sách, quản lý nông nghiệp và thương mại dự đoán sát sức cầu cho từng năm, từng thời vụ và đưa ra khuyến cáo, hướng dẫn cụ thể cho nông dân trước mỗi vụ; người có chức năng biết kết nối với nơi tiêu thụ phù hợp. Và cả nông dân sẽ thay đổi thái độ, thực hành canh tác có đạo đức, chú trọng chất lượng và uy tín sản phẩm.
Còn khi vẫn trông chờ vào một người mua để rồi chong đèn đợi giải cứu bởi lòng thương hại thì sự tự tôn của chính người một nắng hai sương sản xuất của ra cái ăn cho cả xã hội sẽ bị bào mòn. Liệu đến ngày nào, hiệp sĩ biến mất, còn nông dân tự tin rằng: Cảm ơn, chúng tôi không cần giải cứu!".
(Ông TRẦN BAN HÙNG, Mạng lưới Công bằng Thương mại châu Á Thái Bình Dương, nêu quan điểm trên VnExpress ngày 12-2).
Bình luận (0)