"Thực tế thời gian qua cho thấy vì không có biện pháp ngăn chặn kịp thời nên khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì bị can cũng đã cao chạy xa bay, tài sản lên tới hàng nghìn tỉ cũng đã kịp tẩu tán bằng nhiều cách thức. Đó là một sơ hở trong quá trình tố tụng.
Vì vậy, cần phải cải tiến quy trình tố tụng, bên cạnh những quy trình đầy đủ, chặt chẽ, trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng cần có quy trình rút gọn, tăng cường những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.
Tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh đất "vàng, đất "ngọc" ở vị thế đắc địa, hay ô tô nhiều tỉ đồng… tai mắt nhân dân đều biết hết và chúng ta có làm quyết liệt hay không thôi.
Bên cạnh việc sử dụng bộ máy công quyền, cần phát huy tai mắt của nhân dân ở nơi cư trú và nơi công tác cũng như các tổ chức chính trị - xã hội. Bởi nhân dân đều biết hết sự chuyển dịch tài sản cũng như giá trị gia tăng của tài sản cán bộ hằng năm như thế nào. Nếu cơ quan công quyền vào cuộc một cách quyết liệt bằng nhiều hình thức như phong tỏa tài khoản, xem diễn biến dịch chuyển tài sản hằng ngày cũng như gia tăng tài sản mỗi năm của cán bộ thì sẽ biết hết.
Tại sao hàng trăm tỉ đồng cổ phần của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa ở Điện Quang, hay Trịnh Xuân Thanh gây thất thoát vì tham ô mấy nghìn tỉ đồng chúng ta đều biết được thì những vụ việc khác, nếu vào cuộc quyết liệt thì không có gì là quá khó khăn".
(Ông LÊ NHƯ TIẾN, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trả lời trên VOV ngày 2-1).
Bình luận (0)