xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

132 đối tượng "vướng" thư "đẫm tình" của vị đại tá

Theo Minh Huệ/CAND

Đại tá Nguyễn Văn Lập - nói rằng: Đằng sau những chuyến "tầm nã" là những câu chuyện dài, thấm đẫm tình người.

Là người con quê lụa (Hà Tây cũ), chàng thanh niên Nguyễn Văn Lập quyết định chọn tỉnh miền núi Hòa Bình để lập nghiệp và xây dựng cuộc sống mới. Hòa Bình là tỉnh miền núi nghèo khó, rừng rậm bao phủ, người dân sống trong cảnh khó khăn, cơ cực.

Vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó, đông anh em nên từ nhỏ, Nguyễn Văn Lập có đức tính cần cù, chịu khó. Đến tuổi trưởng thành, anh được tuyển dụng vào Công an nhân dân, được phân công về Công an thị xã Hòa Bình. Thế rồi, mảnh đất miền núi Hòa Bình gắn bó với chàng trai trẻ.

Thời điểm đó, Công an thị xã Hòa Bình đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó là bảo vệ an toàn thi công công trình thủy điện Hòa Bình, một công trình tầm vóc quốc tế, là mục tiêu mà các thế lực thù địch và bọn tội phạm chống phá. Đây là nhiệm vụ quan trọng chiến lược mà Trung ương và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo việc xây dựng đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ, ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình.

Nguyễn Văn Lập được giao tham gia bảo vệ, ngày đêm làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, chủ động phát hiện dấu hiệu nghi vấn, thậm chí người lạ mặt đến nghe ngóng, thu thập thông tin, tài liệu về công trình thủy điện. Anh cùng đồng đội bảo vệ an toàn hàng ngàn tấn vật tư, phương tiện, bảo vệ các đoàn chuyên gia Liên Xô làm việc tại công trường.


Đại tá Nguyễn Văn Lập chỉ đạo kế hoạch truy bắt tội phạm trong một chuyên án.

Đại tá Nguyễn Văn Lập chỉ đạo kế hoạch truy bắt tội phạm trong một chuyên án.

Không quản mưa nắng, giá rét, anh và đồng đội tuần tra, canh gác, chủ động phát hiện, xử lý đối tượng trộm cắp tài sản, vật tư, cản trở quá trình thi công công trình, giao cho lực lượng chức năng xử lý. Nhờ đóng góp đó mà công trình thủy điện Hòa Bình hoàn thành đúng tiến độ, dòng điện tỏa sáng khắp mọi miền Tổ quốc, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với thành tích đặc biệt xuất sắc đó, Công an thị xã Hòa Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chứng kiến giây phút đó, Nguyễn Văn Lập không khỏi xúc động vì thành công đó có một phần đóng góp của anh.

Những kỷ niệm ban đầu là hành trang để Nguyễn Văn Lập bước đi vững chắc trong đường đời, được giao giữ nhiều vị trí quan trọng trong lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình. Anh lần lượt đảm nhiệm vai trò lãnh đạo các đơn vị Công an thị xã Hòa Bình, Phòng Hậu cần - kỹ thuật, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. Đến tháng 7/2013, anh được bổ nhiệm Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, một lĩnh vực công tác đầy khó khăn, phức tạp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù trước đó, anh chưa trải qua đơn vị trinh sát, song với lòng yêu nghề, anh tự tin sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Quá trình tiếp xúc, tôi nhận thấy Đại tá Nguyễn Văn Lập là con người điềm đạm, sâu sắc, nhất là việc nắm bắt tâm lý người xung quanh. Vì lẽ đó mà ngay sau khi được tiếp quản cương vị thủ trưởng đơn vị trinh sát, Đại tá Lập cho rằng, để bắt và vận động đối tượng truy nã không chỉ dùng sức mà phải dùng mưu. Phải tác động tới tâm lý để lay động tính bản thiện trong con người tội phạm, việc làm đó không chỉ giúp đối tượng nhận ra sai lầm, ăn năn, hối cải mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.

"Thư kêu gọi đầu thú" là cụ thể hóa chính sách khoan hồng của pháp luật và được Đại tá Lập và đồng đội áp dụng rất có hiệu quả trong thực tiễn công tác phòng chống tội phạm.

Anh kể rằng, do là tỉnh miền núi, địa hình núi non, hiểm trở, trình độ dân trí thấp, đồng bào dân tộc thường sinh sống tại các hẻm núi, những nơi "thâm sơn cùng cốc".

Theo số liệu của cơ quan chức năng, tội phạm tại khu vực này thường gây án một cách bột phát do thiếu hiểu biết, xuất phát từ những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt. Sau khi phạm tội thì hoang mang vì lo sợ phải đi tù, bị tra tấn, đánh đập, thậm chí lo sợ tiếng xấu, ảnh hưởng tới gia đình và người thân. Do vậy, quá trình lẩn trốn, bọn chúng được gia đình bao che một cách mù quáng, tìm mọi biện pháp ngăn cản lực lượng Công an, thậm chí gây hấn, sử dụng vũ lực đe dọa, uy hiếp. Đó là hành vi hết sức nguy hiểm và cực đoan, tiếp tay cho đối tượng phạm tội, rồi vô tình trở thành... tội phạm.

Từ khi sử dụng "Thư kêu gọi đầu thú", hàng năm, lực lượng Công an đã vận động hàng chục đối tượng truy nã đầu thú. Trong số đó có nhiều đối tượng phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm. Việc sử dụng "Thư kêu gọi đầu thú" không chỉ giúp lực lượng Công an tiết kiệm hàng trăm triệu đồng cho ngân sách Nhà nước mà còn bảo toàn lực lượng, phương tiện.

Trong vòng 4 năm trở lại đây, các anh đã vận động 132 đối tượng truy nã ra đầu thú. Ngoài ra, nhiều đối tượng truy nã khác nắm được thông tin trên đã chủ động liên hệ để được đầu thú trước cơ quan Công an. "Việc sử dụng "Thư kêu gọi đầu thú" tác động tới tâm lý, giúp đối tượng nhận ra sai lầm, tự nguyện tới cơ quan Công an đầu thú để hưởng khoan hồng, đồng thời lực lượng Công an hoàn thành nhiệm vụ mà không đổ nhiều mồ hôi, công sức" - Đại tá Lập cho biết thêm.

Đấu tranh với tội phạm đã khó, việc truy bắt tội phạm càng khó khăn, phức tạp gấp bội phần. Theo Đại tá Lập, hầu hết những đối tượng truy nã đều tự tạo "vỏ bọc" hợp pháp cho mình để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Có đối tượng thì thay hình, đổi dạng, có đối tượng thì làm giả giấy tờ cá nhân hoặc lẩn trốn vào những khu vực hẻo lánh, xa xôi, ít người lui tới.

Hơn nữa, bọn chúng thường rất cảnh giác và thận trọng, đặc biệt là với người lạ. Khi bị phát hiện, bọn chúng thường chống trả rất quyết liệt bằng cả vũ khí "nóng". Do vậy, việc tiếp cận và bắt giữ đối tượng là hết sức khó khăn và nguy hiểm.

Mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ đều có khó khăn, vất vả riêng, công tác "bắt nã" có đặc thù là đối tượng sau khi gây án, bỏ trốn và nhiệm vụ của các anh là tìm lời giải cho bài toán trên. Nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản đó, song trong thực hiện lại cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng, sự giúp đỡ, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, không để sơ hở, lộ lọt, bởi chỉ một phút chủ quan, lơ là, "con mồi" sẽ cao chạy, xa bay.

Trong số các đối tượng bị bắt giữ, Đại tá Lập đặc biệt ấn tượng vụ bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tư sau 17 năm lẩn trốn. Trong vụ án này, anh và đồng đội phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức, thậm chí có lúc tưởng chừng đi vào ngõ cụt. Thế nhưng, lúc khó khăn nhất lại thể hiện ý chí, tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm của anh và đồng đội.

Đối tượng trong câu chuyện anh kể là Nguyễn Văn Tư, là con thứ tư trong gia đình có năm anh em. Tư có vợ và 2 người con. Nguyễn Văn Tư có nhiều tiền án, tiền sự. Vào năm 1994, hắn sử dụng hung khí đe dọa, cướp tài sản công dân, Tòa án nhân dân thành phố Hà Tây (nay là Hà Nội) xử án treo.

Với chứng nào tật đó, năm 1995, hắn tiếp tục thực hiện trộm cắp tài sản. Nguyễn Văn Tư nằm trong diện quản lý đặc biệt của cơ quan Công an. Hắn cực kỳ nham hiểm, manh động, tự tạo vỏ bọc để lẩn trốn ở rất nhiều địa phương.


Lấy lời khai tội phạm truy nã.

Lấy lời khai tội phạm truy nã.

Sau khi gây ra vụ án mạng giết người, cướp tài sản tại xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, hắn cắt đứt hoàn toàn quan hệ với mọi người, thậm chí ngay cả gia đình, người thân đều không biết tung tích về hắn. Các trinh sát đã tổ chức nhiều lực lượng xác minh, truy bắt, phối hợp với Công an các địa phương nơi nghi hắn sinh sống như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Vĩnh Phú... song không thu được bất kỳ thông tin về đối tượng.

Hết năm này qua năm khác, các trinh sát vẫn miệt mài thu thập thông tin về đối tượng. Hễ có manh mối dù nhỏ các anh đều tổ chức xác minh. Thế rồi, các anh lại ra về tay trắng. Hồ sơ về đối tượng ngày một dày thêm mà manh mối càng hẹp lại. Đại tá Nguyễn Văn Lập chỉ đạo các trinh sát kiên trì bám địa bàn, bí mật theo dõi, giám sát gia đình, người thân và các mối quan hệ để nắm bắt thông tin về đối tượng, phát động quần chúng tố giác tội phạm.

Việc truy bắt hung thủ tưởng rằng rơi vào ngõ cụt thì cách đây 7 tháng, các trinh sát nắm được thông tin quan trọng, bố của Tư bị ốm chết. Tưởng rằng, với tình máu mủ cha con, đối tượng sẽ về chịu tang cha. Các trinh sát đã bí mật theo dõi rồi ra về thất vọng. Tên Nguyễn Văn Tư là tên tội phạm mưu mô, xảo quyệt đến mức tàn nhẫn. Hắn "cố thủ" không ra mặt. Thế nhưng, theo linh cảm của các trinh sát, có thể đây là thời điểm để hé lộ tung tích về đối tượng. Các anh có niềm tin sẽ truy bắt thành công hung thủ, dù biết rằng, manh mối là khá nhỏ.

Các anh nắm được thông tin, hiện đối tượng đang sống tại xã miền núi An Phú, tỉnh Yên Bái. Đại tá Lập chỉ đạo tổ công tác lập tức có mặt tại An Phú, ngụy trang làm công nhân khai thác đá để dễ dàng tiếp xúc, gặp gỡ đối tượng.

Các anh được người dân cho biết, cách đây 3 ngày có một người phụ nữ luống tuổi qua đời. Tiếp tục xác minh theo nguồn tin quần chúng cung cấp, các trinh sát xác định có người đàn ông tên là Nguyễn Văn Thư, có hộ khẩu thường trú tại An Phú, Lục Yên. Tuy nhiên, hiện đang sống tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên. Người đàn ông tên Thư có vợ là cô giáo người Tày, có 2 người con, 1 trai, 1 gái. Thư làm nghề sửa chữa đồ điện tử, có cuộc sống khá ổn định.

Xác minh thông qua chính quyền địa phương và người dân thì Nguyễn Văn Thư sinh sống tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên đã từ khá lâu. Như vậy, người có tên Nguyễn Văn Thư và Nguyễn Văn Tư là 2 người hoàn toàn khác nhau.

Với kinh nghiệm trong nghề, khoảng 18h30' ngày 5/6/2014, tổ công tác cùng lực lượng Công an xã Minh Xuân, huyện Lục Yên đã tới thắp nhang cho mẹ của Thư. Sau đó, các anh hỏi dò về tung tích của bà, về nơi bà sinh ra, lớn lên. Nhận thấy sự hợp tác của gia đình, các anh đã mời Thư tới trụ sở Công an xã Minh Xuân để làm rõ việc mẹ của Thư không đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương.

Tại đây, các anh gợi lại câu chuyện xảy ra cách đây 17 năm tại xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn. Nhắc đến chuyện cũ, "có tật giật mình", nét mặt Thư tím tái. Mặc dù thời gian qua lâu, Thư đã trở thành con người hoàn toàn khác song những nét trên khuôn mặt Thư không thay đổi. Các trinh sát lập tức "ra đòn", đưa quyết định truy nã Nguyễn Văn Tư từ năm 1997, buộc Thư cúi đầu nhận tội. "Tên Thư là đối tượng lỳ lợm, nhiều tiểu xảo đối phó với cơ quan Công an. Việc đưa đối tượng ra ánh sáng khiến tôi và các trinh sát vô cùng vui mừng, phấn khởi đến rơi nước mắt" - Đại tá Lập tâm sự.

Trong câu chuyện, chúng tôi nhận thấy nét suy tư, trầm ngâm trên khuôn mặt vị Đại tá tâm huyết với nghề. Anh cho biết, ngoài số đối tượng bị bắt, còn nhiều đối tượng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, đe dọa tới cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Nhiệm vụ đặt ra đối với lực lượng Công an nói chung, cảnh sát truy nã nói riêng rất nặng nề. Chỉ có dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân thì dân mới tin, mới ủng hộ và giúp đỡ lực lượng Công an thực thi nhiệm vụ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo