Đây là lần đầu tiên phóng viên nước ngoài được phép đến trung tâm vũ trụ Tongchang-ri, cách biên giới Trung Quốc khoảng 50 km. Mục đích của Bình Nhưỡng là muốn chứng minh Unha-3 không phải là tên lửa đạn đạo như Mỹ và đồng minh lo ngại.
Đoàn phóng viên quan sát tên lửa Unha-3 từ khoảng cách chừng 50 m. Với chiều cao 30 m và đường kính 2,5 m, tên lửa Unha-3 được phủ lớp sơn màu trắng cùng những chữ màu xanh dương.
Đoàn nhà báo được mời đến trung tâm vũ trụ Tongchang-ri... Ảnh: AP
...và quan sát tên lửa Unha-3 từ khoảng 50 m. Ảnh: AP
Tên lửa cao 30 m và có đường kính 2,5 m. Ảnh: AP
Triều Tiên khẳng định Unha-3 không phải tên lửa đạn đạo. Ảnh: AP
Phóng viên phỏng vấn tại bãi phóng ở Tongchang-ri. Ảnh: Reuters
Ông Jang Myong-jin, giám đốc trung tâm vũ trụ Tongchang-ri, cho biết: “Thật vô lý khi người ta nói rằng chúng tôi sắp thử tên lửa đạn đạo. Vụ phóng vệ tinh sắp tới đã được lên kế hoạch từ rất lâu để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Kim Nhật Thành. Chúng tôi không thực hiện vụ phóng với mục đích khiêu khích”.
Trước thông tin một số nước triển khai tên lửa đánh chặn phòng khi tên lửa Triều Tiên chệch khỏi đường bay, ông Jang Myong-jin trấn an: “Chúng tôi có thể nhấn nút để hủy tên lửa. Một thiết bị trong tên lửa sẽ tự kích hoạt chế độ hủy nếu tên lửa bay chệch hướng”.
Ông Jang cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ đối với Triều Tiên. “Dù bạn đói đến cỡ nào bạn vẫn phải tiếp tục phát triển công nghệ. Nếu không bạn sẽ trở thành quốc gia kém phát triển nhất thế giới” – ông nói và cho biết thêm Triều Tiên dự định phóng nhiều tên lửa đẩy mạnh hơn nữa.
Tên lửa Unha-3 sau hàng rào kẽm gai. Ảnh: AP
Triều Tiên cho biết tên lửa có thể tự hủy nếu đi chệch đường bay. Ảnh: AP
Kiểm tra tên lửa ngày 8-4. Ảnh: AFP
Vệ tinh Kwangmyongsong-3 được giới thiệu ngày 8-4. Ảnh: AP
Đoàn quan chức Triều Tiên và phóng viên nước ngoài ra về sau khi quan sát tên lửa. Ảnh: AFP
Sau khi quan sát, chuyên gia người Pháp Christian Lardier, một thành viên của Viện Vũ trụ quốc tế, nhận xét: “Những gì chúng tôi thấy hôm nay thuộc về lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có thể dùng cho các mục đích quân sự”.
Bình Nhưỡng thông báo sẽ phóng vệ tinh quan sát trái đất Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo từ ngày 12 đến 16-4 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Mặc cho Triều Tiên khẳng định Kwangmyongsong-3 sẽ quan sát hành tinh, thu thập dữ liệu về rừng và tài nguyên trên lãnh thổ nước này, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác cho rằng đây chỉ là ngụy trang cho một vụ thử tên lửa đạn đạo.
Đường bay dự kiến của tên lửa Triều Tiên. Nguồn: BBC
Nguồn: BBC
Bình luận (0)