xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự hào 420 năm danh xưng Duy Xuyên

Trần Thường

(NLĐO) - Trải qua các giai đoạn lịch sử, người dân Duy Xuyên - Quảng Nam đã góp phần quan trọng cùng với người dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng, đầy vẻ vang của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Ngày 20-8, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 420 năm danh xưng Duy Xuyên (1604-2024). Dự lễ kỷ niệm có nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh .

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam - cho rằng Lễ kỷ niệm 420 năm danh xưng Duy Xuyên là dịp để chúng ta cùng nhau bày tỏ lòng thành kính tri ân sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công khai mở, gầy dựng nên vùng đất và danh xưng Duy Xuyên đầy tự hào.

Cùng nhau chứng kiến sự thay da đổi thịt của một vùng đất, để làm sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò của "dải đất tơ lụa, gấm hoa", nơi có bề dày lịch sử, giàu truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng; từng vinh dự được Đảng và Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tự hào 420 năm danh xưng Duy Xuyên- Ảnh 1.

Tự hào 420 năm danh xưng Duy Xuyên- Ảnh 2.

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm

"Có thể nói, 420 năm qua là khoảng thời gian mà từng cánh đồng, ngọn núi của vùng đất thiêng này đã in hằn dấu ấn vô cùng đặc biệt, thấm đẫm bao mồ hôi, máu và nước mắt của các bậc tiền nhân đã lao khổ để mài giũa nên dáng hình của vùng đất Duy Xuyên đẹp tựa tơ lụa hôm nay. Với ngần ấy thời gian, địa giới Duy Xuyên tuy có xê dịch với các huyện lân cận, nhưng các thế hệ người dân luôn gìn giữ, phát huy, tập trung xây dựng để nơi đây ngày một phát triển, tiến lên" – ông Dũng bày tỏ.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trải qua các giai đoạn lịch sử, người dân Duy Xuyên đã góp phần rất quan trọng cùng với người dân tỉnh nhà và cả nước viết nên những trang sử hào hùng, đầy vẻ vang của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Tự hào 420 năm danh xưng Duy Xuyên- Ảnh 3.

Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam - phát biểu tại buổi lễ

Duy Xuyên không chỉ tự hào về vùng đất cách mạng, nơi đây còn là điểm hội tụ những nét văn hóa độc đáo, riêng có của mình qua quá trình cộng cư giữa người Việt và Chăm. Quá trình cộng cư ấy đã tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm đặc sắc và là một trong những nét đặc trưng của văn hóa Duy Xuyên nói riêng, Quảng Nam nói chung.

Trong suốt diễn trình lịch sử, Duy Xuyên luôn thể hiện vị thế của một vùng đất trọng yếu, vùng đất hội đủ các yếu tố thuận lợi về tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội nên thu hút cư dân, từ đó tiếp nhận, gìn giữ, hòa hợp và tiếp biến các giá trị văn hóa.

Vùng đất này chứa đựng lớp trầm tích văn hóa - tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo với khu đền tháp Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu, rồi cả một kho tàng di sản văn hóa dân gian với những điệu múa, lễ hội, phong tục, tập quán… được các thế hệ người Duy Xuyên tạo lập, gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Chính điều này đã làm nên "hồn cốt" Duy Xuyên.

Tự hào 420 năm danh xưng Duy Xuyên- Ảnh 4.

Tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm

Duy Xuyên còn được biết đến là vùng đất học nổi tiếng của Quảng Nam. Chỉ tính riêng dưới triều Nguyễn, số người đỗ đạt Nho học ở Duy Xuyên đứng thứ hai trong 6 huyện của tỉnh và đặc biệt, Duy Xuyên có vị khai khoa Tiến sĩ của tỉnh là Lê Thiện Trị (năm 1838)…

"Với truyền thống văn hóa vô cùng đặc sắc và anh hùng cách mạng cùng nền tảng vững bền từ những trầm tích đặc biệt, riêng có qua 420 năm, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Duy Xuyên anh hùng sẽ tiếp tục đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng phát triển, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Quảng Nam "trung dũng - kiên cường" tiến lên, vững bền" - ông Lê Văn Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, năm 1306, khi vua Chiêm Chế Mân giao châu Ô và châu Lý cho Đại Việt đã mở đầu cho những luồng di dân Việt di cư đến vùng đất Quảng Nam. Theo dòng người mở cõi về phương Nam, các di dân người Việt đã cộng cư cùng với người Chăm để khai lập, tổ chức các làng xã trên vùng đất mới...

Trên cơ sở đó, năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã lập ra Đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1604, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu) lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa là huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang là huyện Duy Xuyên. Kể từ thời điểm đó, danh xưng hành chính huyện Duy Xuyên chính thức ra đời.

Tự hào 420 năm danh xưng Duy Xuyên- Ảnh 6.

Ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, phát biểu tại lễ kỷ niệm

Trên hành trình khai lập của xứ Quảng, vùng đất Duy Xuyên đã tạo lập được các giá trị lịch sử, văn hoá; đóng góp lớn vào tiến trình của lịch sử Quảng Nam và lịch sử dân tộc, trở thành vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống bậc nhất của Quảng Nam. Năm 2024 đánh dấu chính thức 420 năm (1604-2024) sự ra đời của danh xưng và sự phát triển của vùng đất Duy Xuyên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo