xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu ngầm chở ma túy: 300.000 USD một chuyến đi biển

Nguyễn Cao

Pablo là một thuyền trưởng tàu đánh cá Colombia lão luyện. Ông từng lái tàu bán ngầm chở ma túy đến Mexico với tiền công 300.000 USD/chuyến

Ông Pablo (không phải tên thật) mô tả với phóng viên đài BBC rằng cuộc sống trên tàu bán ngầm (chỉ nổi phần trên cùng) giống như địa ngục trần gian. Mỗi chuyến đi kéo dài 2 tuần nhưng sống trong tàu có cảm tưởng như 2 năm.
img
Arboleda-Palacios . Ảnh: AP

Ăn, ngủ, thở đều khổ

Ngoài thuyền trưởng có máy trưởng, hoa tiêu đều là người của thuyền trưởng. Dĩ nhiên, không thể thiếu đại diện của tổ chức cung cấp hàng đi cùng. Người này có nhiệm vụ giao hàng đúng người, đúng chỗ và đúng thời điểm. Số thuyền viên thay đổi tùy kích cỡ tàu, từ 4 đến 6 người.

 Do trong tàu không có buồng vệ sinh, các nhu cầu sinh lý đều phải thực hiện trên boong tàu, giữa biển khơi và trong bóng đêm. Mỗi lần đi phải lấy dây cột thân người vào boong tàu nếu không muốn bị sóng biển cuốn trôi.

Bên trong tàu, các thuyền viên phải chịu đựng mùi cocaine, mùi dầu diesel, nếu không quen sẽ bị nôn ói liên tục. Bầu không khí ngột ngạt, khó thở khiến chuyện ăn uống, ngủ nghê và hít thở trở thành một cực hình.

 Họ ăn ít, toàn lương khô (thịt xúc xích, cá ngừ đóng hộp, mì ăn liền...) vì không có chỗ nấu ăn. Để có sức, họ uống nước tăng lực Red Bull  và Gatorade. Đó là chưa kể nỗi lo nơm nớp bị hải quân tuần duyên Colombia hay Mỹ bắt sống.

300.000 USD là tiền công trả cho cả ê kíp sau chuyến đi thành công. Phần của thuyền trưởng tất nhiên nhiều nhất, gấp 3 hoặc gấp 4 lần các thuyền viên khác. Ông Pablo mới đi được ba chuyến đã thấy “ớn đến cần cổ”. Lần thứ tư chủ hàng dụ dỗ tăng lên 500.000 USD/chuyến. Ông Pablo từ chối khéo: “Cám ơn quý vị rất nhiều. Số tiền đó lớn thật nhưng tôi hết ham rồi. Chúc quý vị là những người may mắn nhất thế giới”.

Ông Pablo là một trường hợp đặc biệt, một con “sói biển” dày dạn kinh nghiệm, “đi là trót lọt” cho nên mới có được giá đó. Hơn nữa, không phải ai cũng có đủ tư cách và lòng can đảm để từ chối một nguồn “thu nhập trong  mơ” như thuyền trưởng Pablo.

Ở Colombia có rất nhiều thủy thủ nghèo khổ và họ sẵn sàng vào tù hoặc bỏ mạng để có từ 10.000 đến 20.000 USD trong một chuyến đi một hai tuần, tùy theo nơi xuất phát. Chẳng hạn như ngư dân Mỹ Padro Mercedes Arboleda-Palacios sinh năm 1964, quê ở St. Petersburg, bang Florida.
img
Chiếc tàu bán ngầm của Arboleda-Palacios bị bắt ngày 26-9-2008. Ảnh: NYT

“Quan tài” đi biển

Đầu tháng 9-2008, được một người bạn rủ rê làm thủy thủ tàu ngầm cho các ông trùm ma túy, Arboleda-Palacios đến thành phố cảng Buenaventura, Colombia, theo tiếng gọi của tờ giấy bạc xanh.

Sau hai ngày đi tàu  lên thượng nguồn một dòng sông đến một khu rừng nhiệt đới hoang vắng, Arboleda-Palacios được bố trí ăn ở trong một căn lều 3 ngày. Sau đó, có 4 tay súng đưa ông xuống tàu đi tiếp vào rừng sâu đến chỗ một chiếc tàu bán ngầm nhỏ.

Chung quanh con tàu luôn có 6 tay súng canh gác rất cẩn mật.  Dân trong nghề gọi con tàu này là “el ataud” (quan tài) một biệt danh nghe qua dễ  “nổi da gà” bởi có nhiều chiếc như vậy mất xác ngoài biển khơi cả người lẫn con tàu mà không biết chuyện gì đã xảy ra. Trước khi lên tàu, người ta thường tổ chức một bữa ăn thịnh soạn giống như bữa ăn của... tử tù trước khi lên ghế điện.

Biết là nguy hiểm nhưng Arboleda-Palacios cũng như nhiều  người khác do quá nghèo đành nhắm mắt đưa chân, phó mặc cho sự may nhờ rủi chịu. Cùng một êkíp với Arboleda-Palacios có một thuyền trưởng, một máy trưởng và hai tài công thay phiên nhau cầm lái chạy suốt ngày lẫn đêm bởi ngừng lại sẽ dễ bị phát hiện.

Arboleda-Palacios chưa từng đi tàu ngầm chở ma túy bao giờ. Ông ta làm vì người bạn nói ông có thể kiếm được  ít nhất 10.000 USD. Đó là thu nhập tối thiểu của một thuyền viên tàu ngầm chở ma túy cho các tập đoàn Colombia.

108 tháng tù

Buồng thuyền viên nằm ở khoang giữa con tàu rộng chưa đến 7 m2 nhưng chứa đến 4 người. Buồng máy nằm ở gần bánh lái. Trên tàu có thiết bị định vị GPS, chiếu nằm. Khoang chứa hàng nằm ở mũi tàu chở 296 gói cocaine nặng hơn 6,4 tấn, nế ch đóng chai.

Từ trong rừng, con tàu được kéo ra biển bằng hai xuồng cao tốc. Ra biển, tàu tự vận hành với tốc độ trung bình 12 km/giờ. Do thân tàu chìm dưới làn nước, boong tàu nổi lúp xúp trên mặt biển có màu sơn tiệp với màu nước biển, chỉ ló mấy ống thông hơi và ống xả máy tàu, rất khó phát hiện tàu nếu đi trên biển. Loại tàu này chỉ sợ máy bay do thám.

Trên đường đi, thuyền trưởng liên lạc với “bộ chỉ huy” ngày hai lần để biết hướng đi đến chỗ hẹn. Theo kế hoạch, đến nơi, tàu sẽ neo ngoài biển, hàng sẽ được xuồng cao tốc trong đất liền chạy ra chở  vào bờ. Xong nhiệm vụ, con tàu bị đánh chìm tại chỗ. Đây là cách phi tang rẻ tiền và gọn ghẽ nhất. Thủy thủ đoàn được trả tiền công và được đưa về nhà nếu chuyến đi trót lọt.

Ngay trong chuyến đi đầu tiên, ngư dân Arboleda-Palacios đã không gặp may. Xuất phát được 2 ngày, tàu mất liên lạc với đất liền. Đành phải neo tàu  lại ở ngoài khơi cách bờ biển Mexico-Guatemala 560 km chờ nối lại liên lạc. Trong khi chờ đợi, tàu tuần duyên Mỹ  phát hiện họ.

Thấy lộ, thuyền trưởng ra lệnh quay đầu chạy trốn nhưng quá muộn. Toàn bộ thủy thủ đoàn bị bắt. Ma túy bị tịch thu. Ra tòa, Arboleda-Palacios lãnh 108 tháng tù.

Kỳ tới:  Từ ma túy đến thuốc nổ
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo