icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuốc ngoại chưa chắc đã tốt

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Mê mẩn vì hào quang của thuốc ngoại nhưng ít người biết thực tế có những loại chất lượng cũng chỉ tương đương, thậm chí không bằng thuốc nội nhưng giá cao hơn nhiều lần

Thuốc nội hoàn toàn bị lép vế trước thuốc ngoại. Đó là thực tế mà lãnh đạo Bộ Y tế phải thừa nhận trong nhiều hội nghị, hội thảo bàn về dược phẩm.
 
Lắm loại chỉ như thuốc nội

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, tỉ lệ sử dụng thuốc ngoại trong điều trị ở các cơ sở khám - chữa bệnh tuyến Trung ương chiếm gần 90% và tuyến tỉnh hơn 66%, tuyến huyện cũng chiếm gần 40%.

Không chỉ ở các cơ sở khám - chữa bệnh mà ngay cả thị trường tự do, tại hàng ngàn hiệu thuốc bán lẻ, dược phẩm ngoại cũng được tin dùng nhiều hơn. Chủ một hiệu thuốc ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết có những loại thuốc của Ấn Độ chất lượng chỉ ngang với thuốc nội, có khi không bằng nhưng được cái mác là thuốc ngoại nên người dân vẫn thích mua hơn, trong khi giá đắt gấp 2 - 3 lần thuốc cùng hoạt chất nhưng do Việt Nam sản xuất.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng bất cập hiện nay chính là cho nhập thuốc generic (thuốc tương đương sinh học với biệt dược về liều lượng, độ an toàn, nồng độ, tác dụng, cách dùng và chỉ định) của Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan.
 
img
Người bệnh khó phân biệt loại thuốc nào tốt hơn
 
“Thực chất đây vẫn là thuốc giống hệt của các doanh nghiệp trong nước sản xuất, đóng gói thành thuốc chứ không phải thuốc độc quyền sáng chế, phát minh. Nhiều  người lầm tưởng những loại thuốc ngoại này là “xịn” nhưng thực tế chất lượng chỉ như sản phẩm của Việt Nam bởi đều là thuốc generic. Thuốc nội cũng được sản xuất theo dạng nhập nguyên liệu rồi đóng gói như thuốc của nhiều nước nhưng lại “chìm nghỉm” khi cạnh tranh với sản phẩm được tiếng là thuốc ngoại ” - ông Dũng phân tích.
Với khoảng 80% số thuốc lưu hành tại Việt Nam là loại generic (trong đó phần lớn là các loại thuốc của Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và thậm chí cả các nước châu Âu) nhưng sự thật thì những loại thuốc này không hiệu quả hơn thuốc cùng tác dụng, cùng công thức được sản xuất tại Việt Nam và bán với giá khá rẻ.

Lỏng lẻo ở khâu quản lý?

Nhiều chuyên gia về dược cho rằng phần lớn thuốc ngoại ở Việt Nam không phải là thuốc ngoại “xịn”, bởi thống kê mới nhất cho thấy có tới 75% thuốc nhập khẩu được cấp số đăng ký có cùng hoạt chất với các thuốc sản xuất trong nước. Không những thế, liên tiếp nhiều loại thuốc ngoại bị yêu cầu thu hồi và đình chỉ lưu hành đã cho thấy có vấn đề về chất lượng.

Gần đây nhất, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã đình chỉ lưu hành thuốc lọ bột DBL Oxaliplatin 100 mg (điều trị ung thư) của Úc do phát hiện một số sản phẩm có vết đen ở cổ lọ thuốc. Ngoài ra, nhiều loại thuốc của Hàn Quốc cũng bị đình chỉ hoặc rút đăng ký lưu hành, như viên nang P-TAM (nhóm hướng tâm thần), thuốc viên nang mềm Lapailive (thuốc bổ gan), Intermedic ciprofloxacin 500 mg (kháng sinh)… 

Đặc biệt thời gian qua, rất nhiều loại thuốc của Ấn Độ bị đình chỉ lưu hành do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu, tính chất, như thuốc Samprazol (nhóm dược lý đường tiêu hóa), Omeprazol 200 mg (trị viêm thực quản do trào ngược dịch dạ dày, loét dạ dày), Nalidixic acid tablets BP 500mg (chống nhiễm khuẩn), Max-rifa 300 mg (điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn), viên nén bao phim Acipta (thuốc tim mạch, huyết áp), viên nén bao phim Ranitidine tablets USP 300 mg (điều trị dạ dày, trào ngược thực quản), viên bao phim Delevon-5 (chống dị ứng)…

Với cả trăm loại thuốc nhập khẩu chủ yếu thuộc nhóm kháng sinh, kháng viêm, tiêu hóa, vitamin… bị rút đăng ký và đình chỉ lưu hành sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm được cấp phép lưu hành, nhiều ý kiến cho rằng do sự lỏng lẻo ngay ở khâu quản lý. Thay vì phải bị cơ quan quản lý đến tận nhà máy để thẩm định chất lượng, quy trình sản xuất như thông lệ thuốc trong nước thì các nhà nhập khẩu thuốc ngoại chỉ cần trình chứng nhận thực hành sản xuất tốt bằng văn bản.
 

 Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số những nước xuất khẩu thuốc vào Việt Nam nhiều nhất thì Ấn Độ đứng thứ hai (gần 14%) và Hàn Quốc đứng thứ ba (11%) về tỉ lệ thuốc thành phẩm, chỉ sau Pháp (gần 19%) - quốc gia sản xuất dược phẩm hàng đầu châu Âu.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo