Trưởng nhóm nghiên cứu Sudhair James tại Trường ĐH Khoa học Hóa chất, Sri Lanka, cho biết với phương pháp trên “có thể làm giảm lượng calo cung cấp từ cơm khoảng 50%-60%”. Các thử nghiệm trên 38 loại gạo ở Sri Lanka đều cho kết quả đạt khá cao.
Bằng phương pháp trên, ông và nhóm nghiên cứu phát hiện cấu trúc tinh bột ban đầu trong gạo đã thay đổi, số lượng chất kháng tinh bột tăng lên. Ông James cho biết trong gạo tồn tại cả 2 loại tinh bột, một dễ được tiêu hóa và một khó tiêu hóa (chất kháng tinh bột).
Trong đó, chất kháng tinh bột không dễ bị tiêu hóa trong ruột non, nơi thường diễn ra các chuyển hóa carbohydrate thành đường glucose và các loại đường đơn khác để sau đó chúng được hấp thụ vào máu.
Do đó nếu có thể biến đổi các tinh bột dễ tiêu hóa thành chất kháng tinh bột, sẽ có thể làm giảm lượng calo cung cấp của gạo. Ông James cũng thừa nhận vẫn còn thiếu thông tin về lợi ích của việc tăng số lượng chất kháng tinh bột nhưng cho biết việc thử nghiệm lâm sàng với bệnh nhân béo phì đang được triển khai.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo việc dùng cơm bằng cách nấu trên có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, tất cả thực phẩm nên được làm nóng trước khi ăn cũng như không nên bỏ cơm trong tủ lạnh quá một ngày trước khi hâm nóng.
Bình luận (0)