xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kẽm - khoáng chất rất cần thiết

Trúc Lâm

Kẽm là một khoáng chất vi lượng mà cơ thể đòi hỏi để tạo ra vô số phản ứng và trợ giúp vận hành cho sự tăng trưởng hợp lý, chức năng miễn dịch, tổng hợp DNA cũng như sự phân chia và chuyển hóa tế bào. Mức độ tập trung kẽm cao nhất được ghi nhận ở gan, tụy, thận, xương, cơ và mắt. Tổ chức Y tế thế giới từng xác nhận tình trạng thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển.

Trang tin MNT tập hợp những khảo sát gần đây về nhu cầu dung nạp, những lợi ích cho sức khỏe của kẽm và nêu một số thực phẩm giàu khoáng chất này. Yêu cầu dùng đủ kẽm đặc biệt quan trọng ở trẻ em vì chỉ cần thiếu ít kẽm cũng khiến trẻ chậm tăng trưởng cả về thể chất và tâm thần, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp. Thiếu kẽm cũng khiến vết thương lâu lành, giảm ngon ở vị giác, dễ thương tổn ngoài da, rụng tóc. Thiếu kẽm cũng có thể gây thiếu máu nhẹ, kém tăng trưởng chiều cao và chậm phát triển tình dục ở tuổi thiếu niên. Đàn ông thiếu kẽm có thể dẫn đến chất lượng tinh dịch kém, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

 

Hải sản thuộc dạng thức ăn chứa nhiều kẽm Ảnh: MNT
Hải sản thuộc dạng thức ăn chứa nhiều kẽm Ảnh: MNT

 

Một khảo sát gần đây của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH bang Oregon cho thấy việc bổ sung đầy đủ kẽm qua thức ăn có thể giúp kéo giảm nguy cơ mắc các bệnh do viêm. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy có thể làm tăng mật độ tinh trùng và cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới bằng cách bổ sung sulfat kẽm và axít folic. Việc bổ sung kẽm cũng giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi và giúp cải thiện thị lực bệnh nhân. Mức dụng nạp bình quân theo nhu cầu cơ thể mỗi ngày ở trẻ từ 1 đến 8 tuổi là 3-5 mg. Nam giới từ 9 đến 13 tuổi cần mỗi ngày 8 mg kẽm và trên 14 tuổi là 11 mg, tương đương nhu cầu của đàn ông. Nữ giới trên 8 tuổi cần 8 mg kẽm/ngày và từ 14 đến 18 tuổi cần 9 mg/ngày. Thai phụ và mẹ đang cho con bú cần từ 11-13 mg/ngày, tùy độ tuổi.

Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt động vật, cá, hải sản, hạt thô, ngũ cốc không xay xát kỹ, các loại đậu và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm nhiều phylate (có trong ngũ cốc và vài loại rau củ), đồng, canxi và axít folic có thể kéo giảm sự hấp thu kẽm. Một số loại như rượu vang đỏ, đường glucose và lactose hoặc protein từ đậu nành làm tăng hấp thu kẽm chứa trong thức ăn. Đối với những người ăn chay, yêu cầu dung nạp kẽm tăng thêm vì những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tác dụng hấp thu kẽm thấp.

Giới hạn tiêu thụ kẽm không nên quá 40 mg/ngày. Tuy ngộ độc kẽm tiêu hóa tương đối hiếm nhưng có thể khiến kích thích đường dạ dày - ruột và gây nôn. Việc bổ sung nhiều kẽm cũng dễ gây thiếu chất đồng và khiến cơ thể khó hấp thu chất sắt.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo