xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Văn hóa "Alô, 113"

Hiếu Nghi

Một cháu học sinh qua đường đúng vạch ưu tiên, xong dừng lại cúi đầu cảm ơn các bác tài đã dừng xe nhường đường.

Đó là chuyện thường xảy ra ở Nhật. Hai ô tô va chạm, cả hai tài xề cùng gọi điện thoại yêu cầu cảnh sát đến can thiệp. Đó là chuyện thường xảy ra ở hầu hết các nước phát triển.

Có thể gọi đó là văn hóa giao thông. Nhưng từ sâu trong cách sống, những hành vi trên thuộc văn hóa ứng xử và có thể đó là "đặc sản" của từng vùng. Các cách ứng xử trên tựu trung đưa đến kết quả tốt đẹp và công bằng khi giao tiếp xã hội. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng thấy được những hình ảnh như thế. Trái lại ở ta, những hình ảnh tiêu cực xuất hiện khá nhiều. Chạy xe lấn làn đường, bóp còi inh ỏi và sẵn sàng gây sự, thậm chí hành hung người khác chỉ vì va chạm nhỏ. Thói côn đồ đường phố diễn ra ở nhiều nơi đã làm chột dạ người dân mỗi khi ra đường.

Loạt bài viết trên Báo Người Lao Động đăng tải những ngày qua đã cho thấy bức tranh cận cảnh cách hành xử rất manh động, coi thường pháp luật của không ít thanh niên ở ngoài đường. Có thể trong một thời gian dài, những thói côn đồ này khó trị được tận tường nên không ít người chưa biết sợ.

Nay đã khác, người dân đã quá bức xúc với hành vi manh động trên. Họ sẵn sàng ghi hình, chuyển đến các cơ quan chức năng hoặc tung lên mạng xã hội, lên các diễn đàn thông tin để ngăn chặn thói côn đồ. Mặt khác, hệ thống camera an ninh đường phố đã phủ khắp. Khó có hành vi vi phạm nào lọt khỏi camera nên cũng đừng mong hành vi của mình dễ dàng trôi qua.

Ngay trong đợt ra quân trấn áp tội phạm vừa qua của lực lượng công an các địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận... vừa qua, lãnh đạo các đơn vị đều cam kết sẽ triệt để ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm. Trong đợt trấn áp tội phạm này gồm: tội phạm về ma túy; tội phạm về tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao… được nhấn mạnh thêm loại tội phạm đường phố.

Thực tiễn cũng đã chứng minh: Khi clip thanh niên tấn công một phụ nữ trẻ trên đường Khánh Hội (quận 4, TP HCM) được đưa lên mạng xã hội thì ngày hôm sau, Công an quận 4 đã khởi tố bị can bắt tạm giam thủ phạm. Hay vụ tài xế, phụ xe buýt đánh nhau với shipper trên đường. Cả 3 bị bắt khẩn cấp về hành vi gây rối trật tự công cộng. Còn vụ thanh niên đánh một người trước Bệnh viện Từ Dũ (quận 1) vào ngày 14-12, chỉ 2 hôm sau đã bị bắt để điều tra hành vi "Cố ý gây thương tích"…

Chấn chỉnh hành vi vi phạm không gì tốt hơn, nhanh hơn là công cụ pháp luật. Hành vi được chấn chỉnh lâu dần sẽ thành thói quen giao tiếp xã hội và tiếp đó mới tạo thành văn hóa ứng xử khi được giáo dục. Tất nhiên, những hành vi bạo lực ngoài đường phố chỉ là thiểu số nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc xã hội và cuộc sống bình yên của người dân. Mặt khác, nó tạo hình ảnh tiêu cực trong mắt du khách quốc tế đến đất nước ta ngày càng đông.

Trên hết, xã hội pháp trị không chấp nhận thói côn đồ và phải cương quyết xử lý mạnh tay với những thành phần bất hảo làm ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp mà mọi người đang tạo ra. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo